Vitamin D là chất rất cần thiết cho xương khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời một cách hiệu quả nhất?
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời
Cơ thể con người nếu thiếu vitamin D sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề về xương khớp cũng như sức khỏe. Việc hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời nên được thực hiện một cách khoa học.
Contents
Vitamin D có thể lấy từ đâu?
Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ tạo ra vitamin D. Không những có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, bạn cũng có thể nhận được vi chất này thông qua một số loại thực phẩm như: Cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi, thịt đỏ, trứng.
Bên cạnh đó, trong hầu hết các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có chứa vitamin D. Ngoài ra, ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm chức năng cũng là nguồn cung cấp vitamin D lý tưởng cho cơ thể.
Cách tắm nắng để hấp thụ vitamin D
Thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gần như bạn đã có thể tạo ra đủ vitamin D. Khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, vào khung giờ 9h – 10h sáng và 15 – 16h chiều là thời điểm lý tưởng để phơi nắng và hầu hết mọi người sẽ nhận được đầy đủ lượng vitamin D cần thiết từ mặt trời.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho việc nên dành bao lâu dưới ánh nắng mặt trời để tạo đủ lượng vitamin D cho cơ thể. Điều này được quyết định bởi một số yếu tố:
- Màu da của bạn: Người có làn da sẫm màu sẽ cần ở dưới ánh mặt trời lâu hơn để tạo ra cùng một lượng vitamin D so với người có làn da sáng.
- Diện tích da tiếp xúc với ánh mặt trời.
Tuy nhiên, khi hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, bạn lưu ý không phơi nắng quá 10 phút và cần che chắn hoặc bảo vệ da bằng kem chống nắng trước khi da có dấu hiệu ửng đỏ để tránh bị bỏng nắng cũng như tăng nguy cơ bị ung thư da. Thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời để có thể gây bỏng da sẽ khác nhau ở mỗi người.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính: Đối tượng chỉ định và lưu ý khi chăm sóc?
Vậy vào mùa đông bạn sẽ tắm nắng như thế nào? Tại các quốc gia có khí hậu hàn đới, ánh sáng mặt trời sẽ không có đủ bức xạ UVB vào mùa đông (giai đoạn tháng 10 đến đầu tháng 3) để da có thể tạo ra đủ vitamin D cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, trong những tháng này, bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chức năng.
Hướng dẫn cách hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Không những người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần nhận đủ vitamin D để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ hệ xương khớp vững chắc. Lưu ý rằng, làn da trẻ em còn rất non nớt nên việc tắm nắng cần đảm bảo các yếu tố:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh ánh nắng mạnh trực tiếp.
- Che chắn bằng quần áo, mũ, đeo kính râm phù hợp.
- Không nên phơi nắng vào thời điểm có cường độ UV cao, đặc biệt trong khung 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số ít nhất SPF15.
- Bổ sung vitamin D cho trẻ ít nhất đến 5 tuổi, ngay cả khi được tiếp xúc với ánh mặt trời.
>>>>>Xem thêm: Eugica Cold & Flu có dùng được cho bà bầu không? Những lưu ý mẹ bầu cần nắm
Khi nào nên bổ sung viên uống vitamin D?
Không phải ai cũng có điều kiện hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời một cách tự nhiên nhất cũng như có một số đối tượng đặc biệt dù có cơ hội tiếp xúc vẫn cần được bổ sung vi chất này theo khuyến cáo của các chuyên gia:
- Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi bao gồm cả trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức có lượng sữa công thức dưới 500ml/ngày.
- Trẻ em từ 1 – 4 tuổi, những người không không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo tất cả mọi người trên 5 tuổi, kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên cân nhắc bổ sung mỗi ngày khoảng 10 microgam (μg) vitamin D.
Bổ sung vitamin D với liều lượng như thế nào?
Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng dạng viên uống hoặc nhỏ giọt cung cấp vitamin D rất đa dạng, bạn có thể tìm thấy ở mọi nhà thuốc. Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần để cân nhắc liều dùng phù hợp được khuyến cáo theo độ tuổi của mỗi người:
- Trẻ sơ sinh đến dưới 12 tháng: Không bổ sung quá 25μg mỗi ngày.
- Trẻ em từ 1 – 10 tuổi: Không bổ sung quá 50μg mỗi ngày.
- Trẻ từ 11 – 17 tuổi, người lớn, người già, phụ nữ mang thai và cho con bú: Không nên dùng quá 100μg vitamin D mỗi ngày vì nó có thể gây hại cho cơ thể.
Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để có được hướng dẫn sử dụng đúng đắn nhất. Lưu ý rằng, lượng vitamin trong thực phẩm chức năng đôi khi được biểu thị bằng đơn vị quốc tế IU. Trong đó: 40 IU tương đương với 1 microgram (1μg) vitamin D.
Hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời là một phương pháp tự nhiên, hữu hiệu giúp cơ thể nhận được lượng vi chất này. Tuy nhiên, bạn đừng quên che chắn hoặc bảo vệ làn da nếu tiếp xúc với mặt trời trong thời gian dài.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể