Khi bị mất nước, bà bầu uống nước điện giải được không?

Trong thời gian mang thai, nếu bị sốt hay tiêu chảy dẫn đến mất nước, để bù nước bà bầu uống nước điện giải được không? Nước điện giải tốt hay gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu? Đây là những thắc mắc rất thường gặp của thai phụ trong suốt thai kỳ.

Bạn đang đọc: Khi bị mất nước, bà bầu uống nước điện giải được không?

Mặc dù nước điện giải là loại thuốc ít tác dụng phụ nhưng phụ nữ mang thai cũng phải dùng đúng cách và thận trọng. Hãy tham khảo bài viết sao để tìm hiểu xem bà bầu uống nước điện giải được không và cách uống thế nào là đúng và an toàn.

Thế nào là nước điện giải?

Khi bị mất nước, bà bầu uống nước điện giải được không? 1 Oresol thay thế nước và chất điện giải bị mất khi bị tiêu chảy

Thuốc bù điện giải đang được sử dụng hiện nay là thuốc oresol, chứa một số thành phần chính như Natri clorid, Natri bicarbonat, Kali clorid, Glucose khan, có tác dụng bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất qua phân.

Ngoài những thành phần trên, một số nhà sản xuất còn cho thêm phụ liệu có hương vị cam, chanh… để giúp người bệnh dễ uống hơn và không cảm thấy buồn nôn khi dùng. Tuy nhiên, các thành phần chính của thuốc vẫn phải đảm bảo đúng liều lượng.

Oresol là một trong những loại thuốc khá quen thuộc và cũng được sử dụng phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), oresol dùng để thay thế nước và chất điện giải bị mất khi bị tiêu chảy cấp, sốt cao, nôn ói, sốt xuất huyết hay khi vận động, tập thể dục thể thao.

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bù nước và chất điện giải bị mất bằng oresol thông qua đường uống. Thuốc đang bán trên thị trường được sản xuất dưới dạng bột hoặc viên sủi.

Thuốc nên được bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt người lớn nên để thuốc ở vị trí mà trẻ nhỏ không với tay lấy được, để tránh trường hợp trẻ cho thuốc vào miệng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu uống nước điện giải được không?

Mặc dù nước điện giải là loại nước có ít tác dụng phụ nhưng phụ nữ mang thai cũng phải thận trọng và dùng đúng cách. “Vậy khi bị mất nước, bà bầu uống nước điện giải được không?” là điều được nhiều người quan tâm.

Khi mang thai, cơ thể của bà bầu có nhiều thay đổi cũng như sức đề kháng yếu đi, bà bầu rất dễ mắc bệnh hơn bình thường. Trong trường hợp bị tiêu chảy hay sốt, nôn ói gây mất nước thì mẹ bầu có thể uống Oresol để bù nước.

Theo lời khuyên của bác sĩ, khi bị sốt bà bầu uống oresol hoàn toàn được nhưng vẫn cần đến bệnh viện theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Khi bị sốt

Do sốt, bà bầu cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù lượng nước và chất điện giải bị mất. Tốt nhất là uống nước oresol. Nếu ở nhà không có oresol, bà bầu có thể tạm thời uống nước gạo rang hoặc tự pha dung dịch bù nước bằng cách pha 8 muỗng cà phê muối ăn với 2 muỗng cà phê đường trong 1 lít nước. Nên uống thêm các loại nước ép trái cây tươi như cam, chanh, xoài, dưa hấu, đu đủ… Nên ăn thức ăn dễ tiêu. Đừng quên chườm mát lau người vùng trán, nách, bẹn, thái dương để hạ nhiệt.

Tìm hiểu thêm: Chuối sứ bao nhiêu calo? Ăn chuối sứ có tốt không?

Khi bị mất nước, bà bầu uống nước điện giải được không? 2“Bị mất nước, bà bầu uống nước điện giải được không?” là câu hỏi thường gặp

Khi bị tiêu chảy

Nếu chưa đến cơ sở y tế khám bệnh và tình trạng không nặng, bà bầu đang bị tiêu chảy có thể liên tục uống dung dịch oresol. Đây là thuốc có thể dùng cho trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Khi dùng phải pha đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng trên bao bì của thuốc.

Ngoài oresol, không có chỉ định của bác sĩ, bà bầu tuyệt đối không được tự ý mua và dùng bất kì loại thuốc cầm tiêu chảy nào khác.

Trường hợp bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, bà bầu cần nôn ra hết thức ăn và đến bác sĩ cấp cứu càng sớm càng tốt.

Nếu tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước (nước tiểu ít, vàng đậm, khô miệng, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, giảm phản xạ…), thai phụ cần đến cơ sở y tế để theo dõi, truyền dịch.

Nếu tình hình sốt hay bị tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày, bà bầu nên đến bệnh viện ngay để có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, tùy trường hợp, bác sĩ có thể cảnh báo bà bầu không được uống oresol. Nếu mẹ bầu đang mắc phải bệnh lý nào cũng không nên tùy tiện dùng resol.

Những trường hợp chống chỉ định với oresol bạn cần lưu ý gồm:

  • Bệnh nhân bị xơ gan, suy thận cấp.
  • Người bị rối loạn dung nạp glucose.
  • Người bị tắc ruột.
  • Người bị thủng ruột.
  • Người bị liệt ruột.
  • Vô niệu hoặc giảm niệu.
  • Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc.
  • Người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bà bầu uống oresol sao cho đúng?

Cách dùng oresol

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bà bầu chọn một trong các loại thuốc Oresol sau đây:

  • Oresol dạng gói pha với 1 lít nước.
  • Oresol dạng gói pha trong 200ml nước.
  • Oresol dạng gói pha trong 250ml nước.

Tùy vào lượng thuốc oresol mà bà bầu cân đối để pha với lượng nước theo đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất đã quy định và hướng dẫn.

Bà bầu hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc. Sau khi pha xong bạn có thể uống trong vòng 24 giờ, sau đó bỏ đi, không nên dùng nữa.

Bạn nên dùng nước nguội để pha dung dịch oresol, không được pha với nước khoáng bởi các ion điện giải trong nước khoáng sẽ làm sai lệch tỷ lệ các chất điện giải. Cũng không nên đun sôi dung dịch đã pha. Bạn cần lắc đều dung dịch cho hòa tan trước khi uống. Để hiệu quả nhất, hãy sử dụng oresol theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, không nên pha dung dịch oresol quá đặc và không uống quá nhiều vì có thể sẽ bị quá tải nước, gây rối loạn chất điện giải trong cơ thể.

Bà bầu không uống oresol chung với nước ngọt, rượu, bia… vì sẽ làm rối loạn chất điện giải có trong thuốc.

Khi bị mất nước, bà bầu uống nước điện giải được không? 3

>>>>>Xem thêm: Viêm tai xương chũm mạn tính: Triệu chứng, cách điều trị

Khi pha oresol không đúng cách có thể gây chóng mặt, choáng váng

Cần làm gì nếu dùng oresol quá liều

Khi pha oresol không đúng cách như pha sai thể tích nước hay không dùng đúng liều, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như choáng váng, chóng mặt, huyết áp tăng cao hay giảm thấp bất thường, tim đập nhanh… Ngoài ra, khi cơ thể mẹ bầu dư thừa nước do bổ sung nhiều oresol cũng sẽ có biểu hiện như phù nề, sưng mí mắt có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Khi dùng oresol quá liều, bà bầu cần được điều trị kịp thời bằng cách sau:

  • Bác sĩ chỉ định truyền tĩnh mạch chậm dung dịch nhược trương và điều trị tăng natri huyết bằng cách cho uống nước.
  • Để điều trị thừa nước, bà bầu phải ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải, nếu cần thì dùng thuốc lợi tiểu.

Cách giúp mẹ bầu ngăn ngừa mất nước

Ngoài việc tìm câu trả lời cho thắc mắc bà bầu uống nước điện giải được không, các sản phụ nên tránh bị sốt, tiêu chảy dẫn đến mất nước bằng cách thay đổi lối sống:

  • Luôn giữ nhà cửa thoáng mát và nên mở cửa sổ đón nắng để diệt khuẩn hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.
  • Cần đa dạng các loại thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống cho bà bầu. Đặc biệt nên bổ sung rau củ quả để tăng cường vitamin cho cơ thể của thai phụ.
  • Nên hạn chế ăn đồ lạnh để tránh bị các bệnh về hệ tiêu hóa, dễ bị tiêu chảy hoặc nôn ói.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *