Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không?

Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu? Phải làm gì khi có kỳ kinh nguyệt sớm hơn chu kỳ bình thường? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì đừng lo lắng, hãy tham khảo bài viết này để hiểu chi tiết hơn nhé!

Bạn đang đọc: Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không?

Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm là biểu hiện của sự thay đổi nội tiết tố. Đôi khi, đó chỉ là một “biến động” nhỏ trong chu kỳ kinh và thường sẽ tự cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra thường xuyên thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý và cần được can thiệp kịp thời.

Tình trạng kinh nguyệt đến sớm có sao không?

Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể kéo dài trong khoảng 28 – 35 ngày. Và hầu hết các chị em đều có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 27 ngày. Một số trường hợp có kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày, được coi là có chu kỳ kinh nguyệt sớm.

Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không? 2

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày, được coi là có chu kỳ kinh nguyệt sớm

Tuy nhiên, tình trạng kinh nguyệt sớm xảy ra liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề. Vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng này liên tục trong 3 tháng, tốt nhất nên thực hiện khám sức khỏe sản phụ khoa sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.

Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt đến sớm thường khá đa dạng. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Mang thai

Kỳ kinh đến sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể là dấu hiệu của quá trình thụ tinh. Triệu chứng điển hình bao gồm chảy máu nhẹ hoặc tiết dịch màu hồng ở âm đạo. Ngoài ra, còn đi kèm với cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới, căng tức ngực, mệt mỏi, đầy hơi khó tiêu, buồn nôn và nôn khan.

Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không? 4

Kinh nguyệt đến sớm có thể là biểu hiện của quá trình thụ tinh

Mặc dù đó có thể là dấu hiệu mang thai nhưng để có kết quả chính xác, cần đợi ít nhất 7 ngày kể từ ngày xuất hiện kinh nguyệt sớm. Bởi lúc này, phôi thai mới vừa được hình hành và nồng độ hormone HCG còn thấp.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Kinh nguyệt đến sớm có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang, có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Các triệu chứng thường gặp bao gồm kinh nguyệt sớm hoặc kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị sảy thai, béo phì hoặc tăng cân không rõ lí do. Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc, vì vậy nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

Viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ

Viêm nhiễm âm đạo hoặc một số bệnh phụ khoa có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt sớm hoặc chảy máu ngoài chu kỳ kinh. Một số triệu chứng đi kèm khác như đau bụng dưới, đau khi quan hệ, đau khi đi tiểu, khí hư có màu vàng hoặc xanh lá cây, đau rát và đỏ ngứa ở âm đạo.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, hãy đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đồng thời, tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị viêm nhiễm để đảm bảo an toàn cho cả bạn và đối phương.

Polyp cổ tử cung hoặc ung thư

Polyp cổ tử cung hình thành do sự tăng sinh bất thường của các mô bên trong tử cung. Điều này có thể làm thay đổi chu kỳ kinh đến sớm hơn bình thường. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu âm đạo bất thường. Vì vậy, đối với phụ nữ ngoài 40 tuổi khi có tình trạng kinh nguyệt sớm kèm các cơn đau bụng dưới thì hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Thay đổi cân nặng

Kinh nguyệt đến sớm hoặc kinh nguyệt không đều có thể là do sự thay đổi cân nặng bất thường. Tình trạng này xảy ra khi cân nặng tăng hoặc giảm quá nhanh do chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc do rối loạn ăn uống.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phân độ Killip trong nhồi máu cơ tim cấp

Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không? 5
Thay đổi cân nặng quá nhanh có thể gây rối loạn kinh nguyệt

Khi bị đói, cơ thể sẽ lấy năng lượng dự trữ để ưu tiên duy trì cho các chức năng sống thiết yếu như hô hấp. Lúc này, cơ thể sẽ ngừng sản xuất hormone sinh dục và gây ra tình trạng kinh nguyệt bất thường.

Rối loạn tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp không chỉ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất mà còn có hormone sinh dục, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng bao gồm kinh nguyệt sớm hoặc muộn, máu kinh nhiều hoặc ít bất thường, nhịp tim nhanh hoặc chậm, khó ngủ và giảm cân không rõ nguyên nhân.

Tập luyện cường độ cao

Việc tập luyện thể thao với cường độ cao có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này thường xảy ra ở các vận động viên phải tập luyện vài giờ mỗi ngày. Việc đốt cháy nhiều calo có thể ảnh hưởng đến cân nặng và hormone sinh dục. Điều này sẽ khiến cơ thể không có đủ năng lượng để sản sinh đủ hormone cho quá trình rụng trứng diễn ra bình thường, dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh nguyệt hoàn toàn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng ức chế quá trình rụng trứng bình thường. Điều này có thể khiến kỳ kinh nguyệt sớm hơn chu kỳ bình thường. Thậm chí, lượng máu kinh cũng nhiều hơn một cách bất thường.

Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không? 3

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến kỳ kinh đến sớm hơn bình thường

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chống đông máu cũng có thể dẫn đến chu kỳ kinh đến sớm. Loại thuốc này có tác động làm mỏng niêm mạc tử cung, khiến máu chảy ra ngoài cơ thể thông qua âm đạo. Đồng thời, nó cũng có thể làm lượng máu kinh tăng nhiều hơn so với mức bình thường.

Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai như đặt vòng hoặc kiểm soát hormone sinh sản có thể tác động trực tiếp đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi sử dụng, các chị em có thể gặp rối loạn kinh nguyệt trong khoảng 2 – 3 tháng. Một số trường hợp còn bị rỉ máu âm đạo hàng ngày.

Các tác dụng phụ khác của các phương pháp tránh thai bao gồm đau bụng dưới hoặc ở vùng chậu, đau ngực, đau đầu, buồn nôn và chảy máu kinh nhiều hơn bình thường.

Cần làm gì khi có kỳ kinh nguyệt sớm hơn chu kỳ bình thường?

Thông thường, biện pháp xử lý kinh nguyệt đến sớm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết những trường hợp này đều sẽ tự cải thiện sau khoảng 2 – 3 tháng. Bạn có thể dùng ứng dụng theo dõi để ghi lại ngày bắt đầu và kết thúc kỳ kinh cũng như các triệu chứng đi kèm. Đồng thời, hãy luôn chuẩn bị vài miếng băng vệ sinh hoặc tampon để mang theo tại nơi làm việc để sẵn sàng cho mọi tình huống.

Kinh nguyệt đến sớm nguyên nhân do đâu, có sao không? 1

>>>>>Xem thêm: Hẹp khớp háng là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Có thể dùng ứng dụng theo dõi để ghi lại ngày bắt đầu và kết thúc kỳ kinh

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng kinh nguyệt sớm, bạn có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp sau:

  • Ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi đêm để giúp cải thiện nhịp sinh học và chu kỳ kinh. Nếu phải làm việc vào ban đêm, hãy tạo môi trường ngủ yên tĩnh và đảm bảo nghỉ đủ vào ban ngày.
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp đủ dưỡng chất, giúp cân bằng hormone trong cơ thể cho các hoạt động sinh lý bình thường.
  • Tập luyện thể dục với cường độ vừa phải, tránh đốt cháy quá nhiều calo. Đồng thời, có thể cân nhắc bổ sung protein và calo nếu tập luyện quá mức.
  • Giảm stress, căng thẳng bằng cách dành thời gian cho các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, tập yoga hoặc thiền định để cải thiện tâm trạng.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để ổn định quá trình sản xuất hormone sinh dục.

Ngoài ra, các chị em phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi 3 – 5 năm/lần. Nếu thấy tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài, cơ thể trải qua sự sụt cân và mệt mỏi, cần đi khám sớm để được theo dõi và tư vấn biện pháp khắc phục. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt đến sớm nhé!

Xem thêm:

  • Kinh nguyệt bất thường thì phải làm sao?
  • Có kinh sớm 1 tuần có sao không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *