Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Chỉ định và chống chỉ định

Chụp động mạch gan số hoá xoá nền là một kỹ thuật sử dụng thuốc cản quang chứa Iot để chụp động mạch gan chung, động mạch thân tạng, động mạch gan riêng, động mạch gan trái và phải cũng như các nhánh hạ phân thuỳ phân thuỳ trong gan. Thủ thuật này giúp chẩn đoán các bệnh lý phình mạch, dị dạng mạch và khối u gan tăng sinh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Chỉ định và chống chỉ định

Chụp động mạch gan số hoá xoá nền là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có tác dụng hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh lý về hệ thống động mạch ở gan. Vậy chỉ định và chống chỉ định của chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Kenshin sẽ giải đáp vấn để này trong bài viết dưới đây nhé!

Chụp động mạch gan số hóa xóa nền là gì?

Chụp mạch số hoá xoá nền có tên tiếng Anh là Digital Subtraction Angiography (DSA). Đây là một hệ thống máy móc cho phép chụp hình của mạch máu nhờ tia X. Thực hiện kỹ thuật DSA nhằm mục đích nghiên cứu các mạch máu trong cơ thể, đồng thời quan sát rõ hơn các tổn thương cũng như bệnh lý ở mạch máu. Qua đó, các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định thực hiện những phương pháp can thiệp vào mạch máu để điều trị.

Phương pháp chẩn đoán DSA là sự kết hợp giữa việc sử dụng kỹ thuật số và chụp X-quang để xoá nền trên hình ảnh thu được trước và sau khi người bệnh được tiêm thuốc cản quang. Nhờ đó, chúng ta có thể thu được những hình ảnh đầy đủ của động mạch não, tim, phổi, gan… Đây chính là sản phẩm của kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng máy vi tính kết hợp với kỹ thuật chụp mạch máu Seldinger.

Chụp động mạch gan số hoá giúp các bác sĩ thấy rõ được tình trạng của các động mạch gan, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn cũng như hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Chỉ định và chống chỉ định  1

Chụp mạch số hoá xoá nền giúp bác sĩ quan sát được tình trạng của động mạch gan

Chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền

Dưới đây là chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền, cụ thể như sau:

Chỉ định

Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát có chỉ định thực hiện nút thắt động mạch gan bằng Lipiodol (TACE) kết hợp với hoá chất hoặc nút mạch bằng hạt vi cầu phóng xạ hay hạt vi cầu mang hoá chất hoặc nút mạch nhằm giảm kích thước khối u trước khi phẫu thuật và đốt sóng cao tần.
  • Bệnh ung thư gan thứ phát hoặc nguyên phát tăng sinh mạch nhưng không có chỉ định thực hiện phẫu thuật.
  • Khối u gan có kích thước lớn bị vỡ gây chảy máu ổ bụng, từ đó ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nên cần được thực hiện nút tắc nhánh mạch máu bị vỡ.
  • Khối u gan lành tính có kích thước lớn gây ra đau đớn hoặc có nguy cơ vỡ.
  • Có chỉ định nút túi phình động mạch gan bằng vòng xoắn chất liệu kim loại hoặc dị dạng thông tĩnh mạch cửa – động mạch gan.
  • Tình trạng chảy máu cấp ở ổ bụng sau chấn thương vỡ gan.

Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Chỉ định và chống chỉ định  2

Ung thư gan nguyên phát có tăng sinh mạch được chỉ định chụp DSA

Chống chỉ định

Chụp động mạch gan số hoá xoá nền chống chỉ định trong trường hợp sau:

  • Rối loạn đông máu nghiêm trọng và rất khó kiểm soát (INR > 1,5, prothrombin
  • Xơ gan nghiêm trọng: Child pugh C.
  • Tĩnh mạch cửa có huyết khối.
  • Suy thận độ IV.
  • Dị ứng với thuốc cản quang chứa Iot.
  • Phụ nữ đang mang thai.

Tìm hiểu thêm: Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Chỉ định và chống chỉ định  3
Chụp động mạch gan số hoá xoá nền chống chỉ định với phụ nữ mang thai

Quy trình chụp động mạch gan số hoá xoá nền như thế nào?

Dưới đây là quy trình thực hiện chụp động mạch gan số hoá xoá nền, cụ thể như sau:

Nhân sự:

  • Bác sĩ chuyên khoa điện quang can thiệp: 2;
  • Điều dưỡng viên: 1;
  • Kỹ thuật viên chụp X-quang: 2;
  • Bác sĩ gây mê: 1 (trong trường hợp người bệnh không chịu hợp tác hoặc trẻ dưới 5 tuổi);
  • Kỹ thuật viên gây mê: 1;
  • 2 kỹ thuật viên X-quang.

Phương tiện máy móc:

  • Máy chụp động mạch số hoá xoá nền (DSA);
  • Máy chuyên dụng bơm thuốc cản quang áp lực cao;
  • Hệ thống lưu trữ hình ảnh Pacs;
  • Cổ chỉ, tạp dề, bộ áo chì, kính chắn tia X.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bệnh nhân và người giám hộ được bác sĩ giải thích rõ về quy trình thực hiện thủ thuật, lợi ích cũng như nguy cơ tai biến hoặc biến chứng có thể gặp phải. Sau đó, ký cam kết thực hiện thủ thuật và cam kết dùng thuốc cản quang chứa Iot.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn uống trước 6 tiếng nếu có gây mê và trước 4 tiếng nếu không gây mê. Người bệnh có thể uống nước nhưng không được vượt quá 50ml.
  • Tại phòng can thiệp: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa, được lắp máy theo dõi mạch, nhịp thở, SpO2 và điện tâm đồ.
  • Sát trùng tại vùng chọc động mạch đùi và phủ khăn vô trùng can thiệp mạch.
  • Bác sĩ gây tê tại vị trí chọc động mạch đùi bằng Lidocain 2%.
  • Tiến hành chọc vào động mạch đùi. Nếu không thể chọc động mạch đùi thì có thể chọc từ động mạch quay. Sau đó đặt bộ mở đường vào động mạch.
  • Tiến hành luồn ống thông lên chụp của động thân tạng nhằm đánh giá tổng thể các động mạch như động mạch gan, động mạch vị – tá tràng, động mạch lá lách.
  • Thực hiện chụp động mạch mạc treo tràng trên nhằm đánh giá hệ thống tĩnh mạch cửa.
  • Xác định vị trí mạch máu bị tổn thương và sử dụng vi ống thông nhằm mục đích để luồn siêu chọn lọc vào vị trí cuống mạch cung cấp máu cho khối u.
  • Sử dụng hỗn dịch Lipiodol (TACE) kết hợp với hoá chất hoặc dùng nút mạch bằng hạt vi cầu phóng xạ, hạt vi cầu mang hoá chất cho đến khi toàn khối u bị tắc toàn bộ.
  • Chụp kiểm tra về tình trạng tắc mạch của các cuống mạch nuôi dưỡng và tiếp tục nút mạch siêu chọn lọc nếu còn. Sau cùng, nút cuống mạch nuôi dưỡng khối u bằng xốp sinh học Gelfoam.
  • Sau đó, rút ống thông cùng với ống mở đường vào lòng mạch.
  • Băng ép động mạch đùi hoặc đóng lại mạch đùi để kết thúc thủ thuật.
  • Bệnh nhân cần nằm tại giường, cần bất động chân chọc mạch.
  • Điều dưỡng cần theo dõi biến chứng chảy máu khoảng 8 tiếng nếu băng ép và khoảng 2 tiếng nếu đóng mạch đùi. Đồng thời, theo dõi dấu hiệu sinh tồn như nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống nôn nếu cần thiết.
  • Duy trì sử dụng các loại thuốc hỗ chức năng gan.

Các tai biến có thể xảy ra và cách xử trí

Sau đây là các tai biến có thể xảy ra và cách xử trí:

Tai biến và xử trí trong quá trình thực hiện thủ thuật

Thủ thuật chọc động mạch có thể gây rách động mạch và chảy máu hoặc bóc tách động mạch tại vị trí chọc. Lúc này, bác sĩ cần dừng thủ thuật ngay và dùng tay để đè ép lên vị trí chọc rồi băng ép lại và theo dõi tiếp. Sau đó, chuyển vị trí chọc sang bên đối diện.

Đối với trường hợp bị đứt gãy ống thông hoặc dây dẫn nằm bên trong lòng mạch: Bác sĩ cần phải lấy ngay dị vật ra ngoài thông qua đường can thiệp nội mạch hoặc tiến hành phẫu thuật.

Trong trường hợp co thắt mạch, cần phải chờ khoảng từ 10 – 15 phút để theo dõi cũng như đánh giá lại hoặc cho người bệnh sử dụng thuốc chống co thắt mạch.

Trường hợp nghi ngờ bị tắc động mạch do cục máu đông hoặc thuyên tắc do bong tróc mảng xơ vữa (hiếm gặp) thì cần phải kiểm tra kịp thời và cần được xử trí bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu nguyên nhân là do thuốc cản quang, kỹ thuật viên cần xem xét lại quá trình chẩn đoán và tiến hành xử lý biến chứng do thuốc cản quang.

Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Chỉ định và chống chỉ định  4

>>>>>Xem thêm: Siêu âm động mạch cảnh: Quy trình và các trường hợp cần thực hiện

Tắc mạch do cục huyết khối là tai biến có thể gặp trong quá trình chụp DSA

Tai biến và xử trí sau thực hiện thủ thuật

Sau khi thực hiện xong thủ thuật, người bệnh có thể gặp phải một số tai biến như chảy máu hoặc bị tụ máu tại chỗ ống thông. Lúc này, cần băng ép chặt vị trí chảy máu và dặn người bệnh phải nằm bất động cho đến khi ngừng chảy máu.

Trong trường hợp bị phồng hoặc dò động mạch (hiếm gặp) thì cần xử trí bằng can thiệp ngoại khoa.

Nếu người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ cần chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị.

Tóm lại, chụp động mạch gan số hoá xoá nền là một kỹ thuật rất tân tiến và hữu dụng trong chụp động mạch gan nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số biến chứng hoặc tại biến trong và sau thực hiện chụp động mạch gan số hóa nền.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *