Làm gì với người động kinh sùi bọt mép: Cách xử lý đúng đắn khi gặp phải trường hợp này

Người bệnh động kinh có thể khởi phát cơn động kinh ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào. Chính vì thế hiểu rõ các bước xử trí ban đầu cho bệnh nhân lên cơn động kinh sẽ giúp bảo vệ bệnh nhân và ngăn chặn các tính trạng xấu hơn xảy ra. 

Bạn đang đọc: Làm gì với người động kinh sùi bọt mép: Cách xử lý đúng đắn khi gặp phải trường hợp này

Vậy nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép? Bài viết dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh động kinh, dấu hiệu nhận biết cơn động kinh, các bước xử trí và một số điều bạn cần lưu ý.

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh là một tình trạng phức tạp, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh xuất phát từ sự rối loạn trong hệ thống thần kinh, khi các tín hiệu điện trong não bộ hoạt động không đồng đều, dẫn đến các biểu hiện không bình thường. Người mắc động kinh thường xuất hiện các cơn co giật, cơ bắp hoạt động một cách không kiểm soát, tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Ngoài cơn co giật, bệnh nhân cũng có thể trải qua các thay đổi về hành vi, cảm giác hoặc mất nhận thức trong thời gian cơn động kinh diễn ra. Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em và người già, chủ yếu là trên 60 tuổi. Trong trường hợp trẻ nhỏ, nguyên nhân thường liên quan đến yếu tố di truyền, trong khi ở người cao tuổi, các vấn đề sức khỏe khác như đột quỵ có thể gây ra bệnh động kinh.

Làm gì với người động kinh sùi bọt mép: Cách xử lý đúng đắn khi gặp phải trường hợp này 1

Cơn động kinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Để được chẩn đoán là bệnh động kinh, cần ít nhất là hai cơn động kinh trong khoảng 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng, tức là triệu chứng bất thường không liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh động kinh là một tình trạng y tế mang tính chất lâu dài, có thể đi theo người bệnh suốt đời, nhưng cũng có khả năng thuyên giảm dần theo thời gian. Điều này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân, loại động kinh và phương pháp điều trị.

Gốc rễ của bệnh động kinh liên quan đến sự xáo trộn và hoạt động đột ngột của các tín hiệu điện bên trong não. Sự không đồng đều này có thể dẫn đến sự xuất hiện đột ngột của cơn động kinh. Nguyên nhân gây bệnh động kinh có thể do:

  • Liên quan đến yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy khoảng một trong ba người mắc bệnh động kinh có người thân cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.
  • Tổn thương não: Tổn thương não bởi các tình trạng như bị đột quỵ, có khối u trong não, chấn thương não nghiêm trọng, nhiễm trùng não, thiếu hụt oxy khi sinh,…
  • Tác động của lối sống: Hậu quả của việc nghiện bia rượu và ma túy rất lớn. Lối sống không lành mạnh như việc lạm dụng ma túy hay rượu bia có thể gây tăng nguy cơ phát triển bệnh động kinh.

Làm gì với người động kinh sùi bọt mép: Cách xử lý đúng đắn khi gặp phải trường hợp này 2

Các vấn đề xảy ra tại não bộ có thể dẫn đến cơn động kinh

Các triệu chứng của bệnh động kinh rất đa dạng và phụ thuộc vào loại động kinh cụ thể. Các triệu chứng động kinh có thể là:

  • Co giật không kiểm soát;
  • Lú lẫn tạm thời;
  • Cơ co cứng;
  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không, miệng lẩm nhẩm;
  • Mất ý thức;
  • Có biểu hiện tâm lý sợ hãi, lo lắng thái quá.

Nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép?

Dấu hiệu nhận biết cơn động kinh sùi bọt mép

Để xác định rõ ràng người bệnh có phải lên cơn động kinh hay không, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây:

  • Cơn động kinh thường bắt đầu với co giật ở một số bộ phận cụ thể như tay, chân, đầu mặt. Những cử động này có thể là biểu hiện của một loại động kinh cục bộ, thường không ảnh hưởng đến toàn thân.
  • Cơn động kinh có thể tiến triển, mở rộng từ cử động cục bộ sang cơn co giật toàn thân, khi đó toàn bộ cơ thể trở nên co giật không kiểm soát, cơ bắp trở nên gồng cứng, mắt trợn và có thể xuất hiện sùi bọt mép do cơ bắp miệng co giật.
  • Sau khoảng một đến hai phút, cơn co giật thường giảm dần và người bệnh bắt đầu hồi phục. Họ có thể trở lại tình trạng bình thường hoặc có thể còn mệt mỏi.

Làm gì với người động kinh sùi bọt mép?

Khi phát hiện một người bị động kinh, nếu không hiểu rõ các bước đầu tiên trong việc xử lý tại chỗ hỗ trợ người bệnh, bạn dễ bị rối rắm, hoang mang không biết làm gì. Dưới đây là các bước giúp bạn hiểu rõ cần làm gì với người động kinh sùi bọt mép.

  • Nghiêng người bệnh về một bên: Nghiêng người bệnh về một bên (thường là bên trái) để ngăn chặn chất nôn, nước bọt hoặc các chất khác chảy ngược vào đường hô hấp. Lau sạch các chất nôn, nước bọt để đảm bảo đường thở của người bệnh không bị cản trở.
  • Tạo không gian thoáng: Yêu cầu xung quanh không tập trung và giữ khoảng cách để tạo không gian thoáng cho người bệnh. Điều này giúp giảm cảm giác áp lực và lo lắng cho người đang trải qua tình trạng động kinh.
  • Loại bỏ vật dụng nguy hiểm xung quanh: Bỏ các vật dụng cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh tổn thương cho người bệnh trong quá trình co giật. Đảm bảo môi trường xung quanh là an toàn và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Tạo thoải mái cho người bệnh: Đặt một gối mỏng dưới đầu bệnh nhân để hỗ trợ đầu, nâng cao đầu nhẹ nhàng để giảm nguy cơ chảy máu. Nới lỏng cổ áo, cà vạt, cạp quần để tăng khả năng thoải mái và giảm áp lực trên cơ thể người bệnh.
  • Theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân: Theo dõi thời gian co giật của bệnh nhân để có thể cung cấp thông tin chi tiết cho đội cấp cứu khi cần thiết. Đánh giá dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân sau cơn động kinh để xác định liệu họ cần sự chăm sóc y tế bổ sung hay không…

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm HPV ở nam giới và những thông tin cần biết

Làm gì với người động kinh sùi bọt mép: Cách xử lý đúng đắn khi gặp phải trường hợp này 3
Nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên

Một số lưu ý khi xử lý tình trạng động kinh

Cơn động kinh có thể xảy ra một cách rất bất ngờ nên không thể nào lường trước được. Bên cạnh việc biết được cần làm gì với người động kinh sùi bọt mép, một số điều dưới đây bạn cần phải lưu ý:

  • Tránh la hét, hoảng sợ mà cần bình tĩnh để xử lý tình huống tốt nhất.
  • Không bao vây quanh người động kinh, sẽ làm người bệnh khó thở, lo lắng và hoảng sợ hơn.
  • Không đặt bất cứ vật gì vào miệng bệnh nhân.
  • Không kìm chế, giữ chặt tay bệnh nhân khi bệnh nhân đang cơn co giật.
  • Không di chuyển người bệnh khi họ đang co giật.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống ngay sau khi cơn co giật biến mất.

Làm gì với người động kinh sùi bọt mép: Cách xử lý đúng đắn khi gặp phải trường hợp này 4

>>>>>Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Biện pháp chăm sóc cơ thể sau sinh cho chị em

Cần chú ý thời gian co giật và tình trạng bệnh nhân để có hướng xử trí hợp lý

Một điều quan trọng không kém là đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để xử lý, đặc biệt là khi có các tình trạng có khả năng gây nguy hiểm hay cho thấy có bất thường xảy ra ở bệnh nhân. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh nhân thuộc các vấn đề sau đây:

  • Cơn động kinh kéo dài 5 phút.
  • Cơn động kinh thứ hai xảy ra ngay sau cơn động kinh trước đó.
  • Sau 5 phút cơn động kinh kết thúc nhưng bệnh nhân không thể trả lời hay nói chuyện.
  • Người bệnh có tình trạng ngưng thở, khó thở.
  • Cơn động kinh này là cơn đầu tiên của người bệnh.
  • Cơn động kinh xảy ra dưới nước.

Kenshin vừa gửi đến bạn những thông tin liên quan đến bệnh lý động kinh, giúp bạn biết nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép cũng như chỉ ra những sai lầm thường mắc khi xử trí cơn động kinh. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *