Trẻ nghịch ngợm quá mức đôi khi sẽ gây ra rất nhiều phiền toái, khiến cho người lớn lo lắng, mệt mỏi. Do đó, làm thế nào để đối phó được với trẻ nghịch ngợm là thắc mắc chung mà rất nhiều các bậc phụ huynh đặt ra.
Bạn đang đọc: Làm thế nào để đối phó với trẻ nghịch ngợm?
Trẻ con có thể nghịch ngợm một chút và đó là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, có nhiều trẻ không những nghịch ngợm mà còn có hành vi chống đối, không nghe lời bố mẹ. Đối với những trẻ nghịch ngợm như vậy, bố mẹ nên biết cách dạy bảo con thật đúng, không nên quát mắng, dọa nạt, khắt khe hay thậm chí là sử dụng đòn roi với con, hành động này sẽ vô tình tác động xấu đến trẻ.
Nguyên nhân khiến cho trẻ nghịch ngợm quá mức
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho trẻ trở nên nghịch ngợm một cách quá mức, cụ thể như sau:
- Sự phát triển trí não: Trí não phát triển là một nguyên nhân có thể khiến cho trẻ trở nên hiếu động, nghịch ngợm hơn mức bình thường. Lúc này, não bộ của trẻ vẫn đang phát triển và các kỹ năng như tự điều chỉnh sẽ phát triển sau những sự nhất quán cũng như nỗ lực cẩn thận của bố mẹ. Do đó, bố mẹ nên thật kiên nhẫn với con bởi có thể con không nghe lời hay nổi cơn giận giữ là do vùng não liên quan đến khả năng tự kiểm soát của con vẫn chưa được phát triển hoàn thiện.
- Tác động vật lý: Nhiều các tình trạng khác nhau như thiếu ngủ, đói, khát hoặc bị ốm sốt, đau có thể khiến người lớn trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh. Trẻ em cũng vậy, thậm chí những tình trạng này còn gây ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ hơn cả người lớn. Vì vậy, khi trẻ đang mệt mỏi hoặc đói, trẻ có thể trở nên nghịch ngợm và cáu gắt hơn và đây là điều hết sức bình thường.
- Mất cân bằng cuộc sống: Việc trẻ bị mất cân bằng giữa các hoạt động và việc nghỉ ngơi sẽ có thể khiến cho trẻ trở nên căng thẳng, stress do bị kích thích quá mức, từ đó hành vi của trẻ có thể thay đổi.
- Trẻ muốn được tự lập: Chắc hẳn, phụ huynh nào cũng muốn con em mình có thể tự lập. Tuy nhiên, việc để trẻ thật sự làm việc một mình đôi khi sẽ khiến cho phụ huynh cảm thấy khó chịu. Ví dụ như con trở nên thật nghịch ngợm, cáu kỉnh khi tự ý chọn cho mình một bộ trang phục trông khá buồn cười để đi đến trường. Lúc này, bố mẹ nên kiên nhẫn đối với con và hãy hiểu cho con rằng dù quyết định đó có khó hiểu đến đâu thì con vẫn đang học cách tự lập.
- Cảm xúc bị choáng ngợp: Những cảm xúc xảy ra bất ngờ khiến cho trẻ choáng ngợp như sợ hãi, buồn bã hoặc cực kỳ thất vọng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Bởi đơn giản, trẻ chưa quen và chưa thể đối phó được với những cảm xúc phức tạp này. Vì vậy, khi trẻ bị bất ngờ, choáng ngợp, trẻ dễ có xu hướng nổi giận, la hét, khóc lóc, nghịch ngợm và tỏ ra khó khăn.
- Trẻ cần được đốt cháy năng lượng: Trẻ em có rất nhiều năng lượng và chúng rất cần được đốt cháy. Trẻ sẽ cần tham gia các hoạt động thể chất như ra ngoài vui chơi, đạp xe đạp. Vì vậy, nếu thấy trẻ nghịch ngợm một cách quá mức thì đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ cần được đốt cháy năng lượng.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho trẻ nghịch ngợm và việc nuôi nấng, dạy bảo trẻ không phải là một điều dễ dàng. Quan trọng nhất là bố mẹ nên sử dụng những phương pháp nuôi dạy tích cực cho trẻ, không nên sử dụng đòn roi, vũ lực khiến cho tâm lý trẻ bị ảnh hưởng.
Trẻ nghịch ngợm quá mức, khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Trẻ nghịch ngợm quá mức cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh tâm lý phức tạp ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần lưu ý để có thể phân biệt được là trẻ nghịch ngợm do hiếu động hay do mắc chứng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Đặc biệt, các biểu hiện của bệnh sẽ khởi phát trước khi trẻ được 7 tuổi.
Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường và các triệu chứng xuất hiện trong thời gian dài, ít nhất là từ 6 tháng trở lên thì bố mẹ sẽ cần cho con đến chuyên khoa Tâm thần để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Các dấu hiệu bất thường bao gồm:
- Luôn cử động tay chân, không bao giờ chịu ngồi yên.
- Leo trèo một cách quá mức, bất chấp dù nguy hiểm.
- Gặp khó khăn trong việc giữ yên lặng dù ở bất kỳ đâu.
- Trong giờ học tự ý đi ra khỏi chỗ không xin phép cô giáo dù cô đã nhắc rất nhiều lần.
- Các biểu hiện dai dẳng của mô hình vận động quá mức.
Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện ít nhất từ 6 đến 9 các triệu chứng giảm chú ý, khó tập trung dưới đây, phụ huynh cũng nên đưa trẻ đi thăm khám.
- Thường xuyên phạm lỗi, cẩu thả trong nhiều hoạt động, không chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết.
- Không thể chú ý và duy trì sự chú ý của mình vào các công việc hay hoạt động hàng ngày.
- Trẻ nghịch ngợm quá mức, không có dấu hiệu lắng nghe người khác nói.
- Không thể làm theo các chỉ dẫn của người lớn.
- Thường bị rối loạn trong việc tổ chức, sắp xếp các hoạt động hay công việc khác.
- Né tránh, không thích thực hiện các công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực, kiên trì.
- Hay làm mất các đồ dùng cá nhân.
- Dễ bị xao nhãng.
- Hay quên các hoạt động thường ngày.
Trẻ nghịch ngợm quá mức đi kèm theo các triệu chứng bất thường kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. Các vấn đề về tâm lý có thể sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của trẻ sau này bị ảnh hưởng, suy giảm.
Tìm hiểu thêm: Thuốc ngủ liều cao Lexomil và những điều cần lưu ý
Cách để đối phó với trẻ nghịch ngợm
Để nuôi dạy được một đứa trẻ quá nghịch ngợm, giúp chúng lớn lên thành những người lớn tử tế, cư xử tốt và có kỷ luật thì bố mẹ nên:
- Đặt ra giới hạn cho trẻ: Bố mẹ nên đặt ra giới hạn phù hợp cho trẻ. Định hướng cho trẻ biết điều gì nên và điều gì không nên, không cần những gì. Đặt ra giới hạn và không đáp ứng tất cả những yêu cầu của trẻ bởi nếu khi không đạt được những gì như mong muốn, trẻ có thể giận giữ và nghịch ngợm, nổi loạn quá mức.
- Có quan điểm rõ ràng và nhất quán: Phụ huynh cần kiên nhẫn, tận tâm và kiên định với bất cứ điều gì làm với con em mình. Cần nhất quán và không nên thay đổi quá liên tục, nếu không trẻ sẽ trở nên nghịch ngợm, tức giận và không nghe lời, cãi lời bố mẹ.
- Cho trẻ biết hậu quả của sự nghịch ngợm quá mức: Hãy cho trẻ biết rõ, khi quá nghịch ngợm hay cư xử không tốt thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì. Bên cạnh đó, giúp trẻ nhận thức được và có trách nghiệm hơn với những hành động của mình.
- Không nhượng bộ cơn giận dữ: Trẻ sẽ thường giận dữ, ăn vạ khi không đạt được những gì mình mong muốn. Con có thể la hét, gào khóc, ăn vạ khiến cho bạn mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí là xấu hổ ở nơi công cộng. Tuy nhiên, không nên vì thế mà nhượng bộ hành động này của con, hãy cho con biết là bạn không hề hài lòng với hành vi này của trẻ.
- Dạy thay vì trừng phạt: Sự kỷ luật tích cực sẽ luôn mang lại hiệu quả thay vì đòn roi, trừng phạt. Hãy cố gắng và xử lý tình huống khi con không ngoan, nghịch ngợm. Mọi hành vi của bạn sẽ ảnh hưởng đến con. Hành động xấu, sử dụng đòn roi có thể khiến cho con bị ảnh hưởng, thậm chí là mắc các bệnh tâm lý như tự kỷ, trầm cảm,…
>>>>>Xem thêm: Các chỉ số huyết áp nói lên điều gì?
Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng sẽ ngoan ngoãn như chúng ta mong muốn. Trẻ có thể trở nên rất nghịch ngợm, nổi loạn và thậm chí không nghe lời bố mẹ. Lúc này, phụ huynh đừng quá khắt khe, khó tính với con, những hành động này không những không khiến trẻ bớt nghịch mà còn có thể khiến cho trẻ ương bướng hơn và không nghe lời bạn. Hãy cư xử thật tốt để trẻ có thể noi theo, cố gắng thật kiên nhẫn, trân trọng, yêu thương và quan trọng hơn cả là tôn trọng con, có như vậy con mới có thể đáp trả lại bạn bằng những hành động thật tử tế.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể