Lưỡi gà dài là gì? Cách điều trị và những lưu ý sau điều trị

Một số bệnh nhân vì chứng ngưng thở khi ngủ hay sự nhạy cảm quá mức của vùng hầu họng đi khám và được chẩn đoán có tình trạng lưỡi gà dài. Vậy lưỡi gà là gì và nếu lưỡi gà dài sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống?

Bạn đang đọc: Lưỡi gà dài là gì? Cách điều trị và những lưu ý sau điều trị

Lưỡi gà là một thành phần của hầu họng dù ít được biết đến nhưng giữ rất nhiều vai trò quan trọng để đảm bảo chức năng nuốt, nôn, ho hít thở bình thường. Lưỡi gà dài là một tình trạng hiếm gặp ở người lớn, các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh khác từ đường hô hấp và chỉ định phẫu thuật cắt lưỡi gà dài cần sự thăm khám kỹ lưỡng từ bác sĩ tai mũi họng cũng như trao đổi với bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu về chức năng của lưỡi gà và cách điều trị nếu không may mắc phải tình trạng lưỡi gà dài qua bài viết sau.

Chức năng của lưỡi gà

Lưỡi gà hay còn được gọi là lưỡi gà vòm miệng – là một mảnh mô nhỏ hình giọt nước treo ở phía sau vòm miệng. Lưỡi gà được làm từ mô liên kết, các tuyến và các sợi cơ nhỏ, nó tiết ra một lượng lớn nước bọt giúp cổ họng ẩm và bôi trơn. Lưỡi gà cũng giúp giữ cho thức ăn hoặc chất lỏng không đọng lại ở khoảng trống phía sau mũi khi nuốt.

Lưỡi gà cũng được coi là một cơ quan giúp phát âm, nếu bạn nói các ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Do Thái hoặc ngay cả tiếng Anh, để đọc và nói một số từ, lưỡi gà có thể giúp bạn tạo thành một số âm thanh nhất định. Ngoài ra, lưỡi gà cũng là một phần của phản xạ hầu họng. Khi có một vật lạ chạm vào khu vực này của khẩu cái mềm, vật lưỡi gà có thể gây nôn để tống xuất vật thể lạ đó ra ngoài. Nếu lưỡi gà cảm nhận được có vật lạ sắp rơi vào đường thở thì nó sẽ điều chỉnh để tránh bị nghẹn.

Lưỡi gà dài là gì? Cách điều trị và những lưu ý sau điều trị 1

Lưỡi gà và các cấu trúc vòm họng

Lưỡi gà dài là gì?

Lưỡi gà dài là một tình trạng tương đối hiếm gặp. Lưỡi gà là một phần phụ của khẩu cái mềm và được hình thành do sự hợp nhất của hai nửa khẩu cái mềm. Nó là một cấu trúc quan trọng trong việc tạo ra một lớp bịt kín trong hầu họng trong quá trình nói và ăn. Lưỡi gà dài có thể rơi xuống và chạm vào các cấu trúc khác nhau ở đường hô hấp trên bao gồm thành sau họng, nắp thanh quản và dây thanh âm. Sự kích thích các cấu trúc này có thể dẫn đến ho mãn tính.

Nhiều báo cáo đã ghi nhận các trường hợp lưỡi gà gây ngưng thở do kích ứng nắp thanh quản hoặc dây thanh âm. Ngoài ra, lưỡi gà dài cũng được xem là một nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp trên và phần lớn bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp trên có các triệu chứng tắc nghẽn khá giống với bệnh hen suyễn. Bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý tắc nghẽn đường hô hấp trên như khàn giọng nhẹ đến thở rít đe dọa tính mạng, đặc biệt khó thở được coi là một dấu hiệu lâm sàng quan trọng và là dấu hiệu chung của tổn thương đường hô hấp trên.

Tuy nhiên lưỡi gà dài ít có khả năng gây tổn thương đường hô hấp đe dọa tính mạng nhưng nó chắc chắn có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống kém do ho mãn tính và rối loạn giấc ngủ. Khi có các triệu chứng gợi ý tắc nghẽn đường hô hấp trên, chẩn đoán phân biệt nên bao gồm:

  • Khối u ở khí quản hoặc sưng tuyến giáp/ung thư tuyến giáp.
  • Các khối u trong khí quản: Bao gồm u nhú, u nội sụn, u xương, lắng đọng amyloid.
  • Các khối u ác tính: Ung thư biểu mô tuyến giáp xâm lấn khí quản, chondrosarcoma, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô nang tuyến hoặc ung thư hạch.
  • Tụ máu sau thanh quản sau chấn thương.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân xuất huyết não, triệu chứng và cách phòng ngừa

Lưỡi gà dài là gì? Cách điều trị và những lưu ý sau điều trị 2
Lưỡi gà dài là nguyên nhân gây ho mãn tính hiếm khi gặp và có thể bị bỏ qua

Lưỡi gà dài là nguyên nhân gây ho mãn tính hiếm khi gặp và có thể bị bỏ qua. Nguyên nhân thường là lưỡi gà có thể chạm vào các cấu trúc khác nhau ở đường hô hấp trên, gây kích ứng dẫn đến ho mãn tính. Hầu hết các báo cáo liên quan đến lưỡi gà kéo dài gây ho mãn tính đều ở lứa tuổi trẻ em.

Phải làm gì khi bị lưỡi gà dài?

Một số trường hợp, chẳng hạn như ngáy nặng hoặc ngưng thở khi ngủ do lưỡi gà dài làm tắc nghẽn, có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ lưỡi gà. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi gà của bạn.Việc kiểm soát tình trạng này, hầu như chỉ là phẫu thuật cắt bỏ và có tác dụng chữa bệnh.

Tác dụng phụ của phẫu thuật cắt lưỡi gà dài

Mặc dù phẫu thuật này có thể đơn giản nhưng có một số rủi ro liên quan đến việc cắt bỏ lưỡi gà. Bệnh nhân có thể gặp phải những điều sau đây sau phẫu thuật:

  • Khó nuốt.
  • Đau vết mổ, tại vị trí cắt.
  • Chảy máu, nhiễm trùng và sưng họng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Sốt nhẹ.
  • Hiếm khi, mô sẹo làm thu hẹp đường thở.

Rủi ro nghiêm trọng hơn đối với phẫu thuật này bao gồm:

  • Thay đổi trong lời nói.
  • Mất nước, chảy máu khó cầm.
  • Tổn thương cơ ở cổ họng và vòm miệng mềm.

Phục hồi sau phẫu thuật cắt lưỡi gà

Sau khi phẫu thuật, bạn cần làm những điều sau để mau lành vết thương và phục hồi nhanh hơn:

  • Uống nhiều nước: Bạn có thể uống nước và các loại trà, không nên uống những thức uống có vị chua vì có thể làm đau vết thương.
  • Uống thuốc giảm đau theo quy định: Bạn có thể cảm thấy đau nhiều hơn trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật và cần dùng thuốc giảm đau đúng giờ và liều lượng theo toa của bác sĩ để giúp cổ họng mau lành lại.
  • Ăn thức ăn mềm: Tránh các thực phẩm cứng như bánh quy giòn, khoai tây chiên, bỏng ngô, trái cây và rau sống. ‌
  • Nghỉ ngơi: Hãy cho cơ thể bạn khoảng hai tuần để hồi phục hoàn toàn, nên cố gắng tránh thực hiện các hoạt động nặng trong một thời gian.

Lưỡi gà dài là gì? Cách điều trị và những lưu ý sau điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ bị vô sinh có nguy cơ có triệu chứng mãn kinh nặng

Chăm sóc sau phẫu thuật lưỡi gà dài

Nếu bạn gặp các tình trạng nghi ngờ lưỡi gà dài như trên nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *