Húng quế là một trong các loại rau được sử dụng làm gia vị phổ biến tại Việt Nam. Đây cũng là loại dược liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cùng bài viết bên dưới khám phá những công dụng tuyệt vời của rau quế nhé!
Bạn đang đọc: Mách bạn 10 công dụng tuyệt vời của rau quế
Bên cạnh là loại rau gần gũi của các món ăn Việt, dược liệu húng quế có thể đem lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Thực tế rằng không phải ai cũng hiểu hết những tiềm năng về sức khỏe của cây húng quế.
Contents
Thông tin cơ bản về rau húng quế
Húng quế là loại rau quen thuộc đối với nhiều người.
Đặc điểm
Rau quế hay còn gọi là húng quế, một loài cây thân thảo sống hàng năm. Cây có thể đạt chiều cao trung bình từ 25 – 50cm. Thân và cành húng quế vuông, nhẵn, nhánh phân ra nhiều từ dưới gốc. Cành non húng quế có màu tím đỏ đặc biệt.
Lá cây húng quế mọc đối nhau và có hình dạng mũi mác hay, rộng từ 1 – 1.5cm và dài khoảng 3 – 5cm. Phần gốc của lá thuôn trong khi đầu nhọn, cả hai mặt trên dưới đều nhẵn và có màu lục. Phần cuống lá khá dài. Hoa của húng quế màu trắng và hơi tía. Chúng mọc thành từng chùm ở vị trí đầu cành. Chùm hoa nhiều vòng với 5 – 6 hoa nhỏ. Vòng hoa sẽ mọc cách xa nhau ở phần dưới và càng rút ngắn khoảng cách về phía ngọn cây. Quả húng quế bế tư và mỗi bế chỉ chứa 1 hạt. Mùa hoa quả rơi sẽ rơi vào khoảng tháng 5 – 8 hàng năm.
Húng quế là một loài cây thích ẩm và sáng. Để hạt gieo có thể nảy mầm tốt và sớm thu hoạch, bạn nên trồng bằng cành. Ngoài ra, cây có thể mọc chồi rất nhanh mỗi khi bị ngắt ngọn.
Bộ phận sử dụng
Toàn bộ cây húng quế có thể sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc. Lá và phần ngọn có hoa được ứng dụng phổ biến nhất. Mặt khác, phần lá thường được sử dụng làm gia vị trong các món ăn thường ngày của người Việt.
Phân bố
Cây húng quế được biết có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, húng quế được trồng khá phổ biến tại các nước nhiệt đới.
Riêng tại Việt Nam, húng quế hay được trồng để làm gia vị tại miền Bắc. Trong khi miền Nam thường dùng phần quả để làm thức uống giải nhiệt còn gọi là hạt é.
Thu hái, sơ chế
Dược liệu húng quế có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, mùa thu hái tốt nhất vẫn là mùa hè. Sau khi thu hoạch sẽ được đem đi sơ chế để bảo quản.
Bảo quản
Dược liệu húng quế sau khi đã sơ chế khô sẽ cho vào lọ hoặc túi kín. Bảo quản chúng ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, nấm mốc và khu vực ẩm ướt.
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học cho biết, húng quế sở hữu rất nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị. Điển hình trong tinh dầu húng quế sẽ có chứa:
- Eugenol;
- Linalool;
- Cineol;
- Geranyl acetat;
- Methylchavicol.
Mách bạn 10 công dụng tuyệt vời của rau quế
Nhiều người không khỏi thắc mắc rau quế có tác dụng gì đặc biệt. Thực chất, loại dược liệu này có thể đem đến vô vàn lợi ích cho con người.
Chống táo bón
Hạt húng quế mang công dụng chống táo bón tuyệt vời. Bạn chỉ cần cho vài hạt húng quế vào nước hoặc nước đường. Đến khi hạt nở đều là có thể sử dụng.
Ngăn ngừa tiểu đường
Lá của cây húng quế sở hữu hàm lượng tinh dầu và chất chống oxy hóa ấn tượng. Đây là các yếu tố tạo ra các chất như methyl eugenol, eugenol hay caryophyllene. Thông qua các hợp chất này, những tế bào của tụy tạng có khả năng hoạt động tốt hơn. Từ đó củng cố khả năng nhạy cảm với insulin, giảm mức đường huyết để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bảo vệ tim mạch
Các hợp chất chống oxy hóa có rất nhiều trong húng quế. Những chất này có đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ hệ tim mạch. Chúng giữ cho chỉ số huyết áp luôn nằm trong mức ổn định đồng thời làm giảm cholesterol trong cơ thể. Chỉ cần sử dụng vài lá húng quế mỗi ngày là có thể bảo vệ sức khỏe của hệ tim mạch, ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tim.
Ngăn ngừa ung thư
Húng quế giàu chất chống oxy hóa có thể làm hạn chế sự phát triển của căn bệnh ung thư miệng và ung thư vú. Ăn nhiều húng quế giúp ngăn máu chảy tới các khối u thông qua cơ chế tấn công vào mạch máu nuôi sống chúng. Các chất chống oxy hóa trong húng quế được biết có khả năng bảo vệ nhiễm sắc thể cũng như cấu trúc tế bào khỏi những tổn thương.
Tìm hiểu thêm: Mang thai 5 tuần bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?
Chữa sốt
Sự thật rằng rau húng quế có công dụng kháng khuẩn, sát trùng, hạ nhiệt và tiêu diệt nấm mốc rất hiệu quả. Loại rau sẽ giúp làm dịu đi các cơn sốt liên quan đến nhiễm khuẩn, cảm lạnh, cảm cúm. Y học Cổ truyền của Ấn Độ chỉ ra rằng để giảm bớt cơn sốt, bệnh nhân có thể uống nước sắc từ rau húng quế.
Ngăn ngừa stress
Lá rau quế có tác dụng ngăn ngừa căng thẳng. Một nghiên cứu tại Ấn Độ cho biết húng quế có khả năng duy trì lượng mức bình thường của cortisol, một loại hormone gây ra hiện tượng stress ở cơ thể. Chúng điều chỉnh sự tuần hoàn máu, đánh bại những gốc tự do là nguyên nhân chủ yếu khiến thần kinh căng thẳng.
Trị đau đầu
Khả năng làm dịu từng cơn đau đầu khởi nguồn từ tình trạng dị ứng, viêm xoang, chứng đau nửa đầu của húng quế rất hiệu quả. Loại lá với công năng giảm đau nhức và thông mũi sẽ giải quyết nhanh chóng triệu chứng của các căn bệnh.
Giảm cơn đau viêm khớp
Tinh dầu húng quế có thành phần eugenol giúp ngăn chặn hoạt động cả các enzyme cyclooxygenase gây ra tình trạng viêm. Vì vậy, rau húng quế có khả năng làm dịu các cơn đau, rất có lợi cho những người bị viêm khớp. Uống nước lá húng quế trong thời gian đau có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Làm đẹp cho da
Lá rau húng quế thanh lọc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Ăn loại rau này thường xuyên giúp lọc sạch máu, đem lại cho bạn một làn da sáng bóng khỏe mạnh. Không những vậy, đây còn là bí quyết giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các nốt mụn.
Làm đẹp cho tóc
Ngoài ra, húng quế có khả năng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát trên da đầu rất tốt. Điều này giúp hạn chế tình trạng rụng tóc của da đầu. Bạn có thể sử dụng mặt nạ rau húng quế để làm đẹp cho da và tóc của mình.
>>>>>Xem thêm: Cách kích trứng tự nhiên tăng cơ hội thụ thai
Một số vấn đề có thể phát sinh khi sử dụng húng quế không đúng cách
Trước khi sử dụng rau quế, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Không nên ăn quá nhiều húng quế vì có thể cung cấp hàm lượng Eugenol quá mức cần thiết cho cơ thể. Từ đó có thể dẫn đến ngộ độc cùng các triệu chứng biểu hiện như thở gấp, ho, nước tiểu lẫn máu,…
- Tinh dầu húng quế nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra phản ứng co thắt tử cung, loãng máu hoặc hạ đường huyết.
- Cần thận trọng khi sử dụng rau húng quế đối với các bệnh nhân mắc bệnh hạ đường huyết hay máu khó đông. Với trẻ em, không nên cho trẻ ăn quá nhiều và nên theo dõi tình trạng của trẻ trong suốt quá trình sử dụng.
- Bất kỳ phương thuốc nào từ húng quế cũng cần có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ chuyên ngành. Bạn không nên tự ý sử dụng tại nhà, tránh những rủi ro về sức khỏe không đáng có.
Rau quế đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và những khía cạnh khác cho con người. Tuy vậy, bạn không nên lạm dụng loại rau dược liệu này nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể