Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai

Ngoài thay đổi về hình dáng, làn da, mái tóc, nhiều bà bầu cũng gặp vấn đề thầm kín khó nói là mùi hôi vùng kín. Bài viết này dành cho những ai đang muốn tìm cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai.

Bạn đang đọc: Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai

Gặp các vấn đề phụ khoa khi mang thai không phải chuyện lạ với phụ nữ mang thai. Những thay đổi về nội tiết tố có thể khiến vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu hoặc ra khí hư,…Nếu không được chữa trị kịp thời, các vấn đề phụ khoa này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu bạn quan tâm đến cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Giải đáp lý do vùng kín có mùi hôi khi mang thai

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai không phải trường hợp hiếm gặp. Hầu hết phụ nữ đều gặp tình trạng này tại một thời điểm nào đó trong thai kỳ của mình. Muốn biết cách chữa mùi hôi vùng kín hiệu quả, trước hết, phái đẹp cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó nói này:

  • Thay đổi nội tiết tố luôn là nguyên nhân đầu tiên được các bác sĩ sản khoa đề cập đến. Khi có bầu, cơ thể người phụ nữ tăng cường sản xuất hormone progesterone và estrogen. Đây là 2 hormone khiến âm đạo tiết nhiều dịch nên dễ gây ra mùi hôi.
  • Khi lượng máu đến vùng âm đạo lưu thông, độ pH của âm đạo cũng thay đổi. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi, gây mùi thậm chí gây tình trạng ra khí hư.
  • Chế độ ăn uống thay đổi cũng là lý do dẫn đến mùi hôi vùng kín. Một số thực phẩm mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ có thể khiến “cô bé” có mùi hôi như hành, tỏi, sữa,…
  • Mùi hôi kèm ngứa ngáy khó chịu hay khí hư ra nhiều chứng tỏ “cô bé” đang bị nhiễm nấm hay nhiễm trùng âm đạo.

Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai 1

Vùng kín có mùi hôi là nỗi niềm thầm kín của nhiều bà bầu

Mùi hôi vùng kín khiến các mẹ bầu thiếu tự tin. Dịch âm đạo nhiều khiến mẹ bầu khó chịu. Ngoài ra, những vi khuẩn, nấm men tấn công âm đạo có thể gây viêm, ngứa, bệnh phụ khoa. Các tác nhân gây hại này hoàn toàn có thể tấn công vào cổ tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bất cứ bà bầu nào cũng muốn biết cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai.

Bật mí cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai

Nếu mẹ bầu muốn chữa mùi hôi vùng kín, hãy thử áp dụng cách khắc phục được đánh đánh khá an toàn lại hiệu quả này nhé!

Vệ sinh đúng cách để vùng kín khô thoáng, sạch sẽ

Muốn vùng kín chấm dứt tình trạng “rau mùi”, bà bầu nên đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Bạn có thể vệ sinh bằng nước sạch thông thường hoặc bằng các loại dung dịch vệ sinh an toàn cho bà bầu. Khi lựa chọn sản phẩm, mẹ bầu nên đọc kỹ thông tin về độ pH. Độ pH tự nhiên trong âm đạo phụ nữ mang thai trong điều kiện sức khỏe bình thường từ 3.8 – 4.5. Mẹ nên chọn dung dịch vệ sinh có độ pH trong giới hạn này để không ảnh hưởng đến môi trường pH tự nhiên của vùng kín.

Lựa chọn đồ lót thấm hút tốt, thoáng khí

Các loại đồ lót bằng chất liệu cotton với khả năng thấm hút tốt và kích cỡ vừa vặn phù hợp. Các chất liệu nhiều nilon không có khả năng thấm hút mồ hôi lại không thoáng khí dễ khiến vi khuẩn tích tụ gây mùi. Quần lót quá chật chội, bó sát cũng gây hậu quả tương tự.

Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai 2

Vi khuẩn gây mùi vùng kín rất thích đường mẹ nhé!

Tránh xa thực phẩm gây mùi

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng mùi hôi vùng kín như các gia vị hành, tỏi, cần tây. Nếu muốn xử lý mùi hôi, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này. Đồ cay nóng, đồ chiên rán, đường, sữa và thực phẩm lên men như bánh mì đều có thể khiến vi khuẩn có hại, các loại nấm men sinh sôi phát triển và gây mùi. Cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai đơn giản là hạn chế chúng trong thực đơn của bạn.

Bà bầu uống đủ nước cũng hạn chế mùi hôi vùng kín

Bà bầu uống đủ nước giúp giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng tiết niệu hay mùi hôi vùng kín. Uống nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm mùi amoniac khó chịu. Uống nước cũng kích thích lợi tiểu, giúp đào thải vi khuẩn theo đường nước tiểu nên hạn chế mùi hôi vùng kín. Ngoài ra, uống đủ nước còn mang đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu như: Phòng ngừa táo bón, giảm chuột rút, tăng vận chuyển dinh dưỡng cho thai nhi,…

Khử mùi hôi vùng kín bằng nguyên liệu thiên nhiên

Các cách xử lý mùi hôi vùng kín an toàn nhất với bà bầu chính là dùng nguyên liệu thiên nhiên. Một số nguyên liệu thân thiện với làn da và môi trường pH nhạy cảm của cô bé mà mẹ bầu có thể sử dụng như:

Phèn chua

Từ lâu phèn chua đã được dùng để khử mùi rất hiệu quả. Ngoài khử mùi hôi chân, khử mùi hôi nách, phèn chua cũng có thể được sử dụng để khử mùi hôi vùng kín và hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa. Với nguyên liệu này, bà bầu dùng khoảng 30g phèn chua hòa tan cùng nước nóng rồi dùng để xông vùng kín. Mỗi tuần nên thực hiện từ 3 – 4 lần. Mẹ bầu nên sử dụng các loại ghế ngồi xông chuyên dụng để đảm bảo an toàn khi ngồi xông.

Chiết xuất từ lá trầu không

Chiết xuất từ lá trầu không là nguyên liệu được sử dụng để sản xuất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ. Vì vậy, cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai bằng lá trầu cũng có độ an toàn cao. Trong lá trầu không có các chất khử khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Mẹ bầu có thể nấu nước lá trầu để xông vùng kín hoặc dùng nước lá trầu để rửa vùng kín hàng ngày. Cách này không những giúp giảm mùi hôi mà còn hỗ trợ điều trị nấm ngứa, viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả là như thế nào?

Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai 3
Một số nguyên liệu thiên nhiên chữa mùi hôi vùng kín khá hiệu quả

Lá trà xanh

Bà bầu cùng có thể dùng lá trà xanh để nấu nước xông hoặc nước vệ sinh vùng kín hàng ngày. Trong trà xanh cũng có hoạt chất kháng khuẩn, ngừa viêm, chống oxy hóa,… với tác dụng giảm ngứa, cân bằng độ pH âm đạo và khử mùi hôi vùng kín hiệu quả.

Vùng kín có mùi hôi khi nào nên đi khám?

Vùng kín có mùi hôi do uống ít nước, do thực phẩm, do trang phục,… có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng cũng có những trường hợp mùi hôi xuất phát từ việc vùng kín bị viêm hoặc nấm. Khi đó, rất khó để chữa khỏi tại nhà với những cách làm đơn giản.

Trong một số trường hợp dưới đây, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được khám và điều trị đúng cách, triệt để, phòng ngừa tái phát:

  • Mùi hôi vùng kín xuất hiện dai dẳng trong thời gian dài không hết, thậm chí có xu hướng ngày càng nặng hơn.
  • Mùi hôi kèm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, dịch âm đạo ra nhiều và có màu bất thường.
  • Mẹ bầu cảm giác ngứa rát hoặc đau khi tiểu tiện.
  • Dịch tiết âm đạo có lẫn máu, có mủ, có bã đậu,…
  • Bà bầu nghi ngờ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai 4

>>>>>Xem thêm: Lệch vai là gì? Cách khắc phục tình trạng lệch khớp vai

Bà bầu nên đi khám phụ khoa khi vùng kín có mùi hôi

Khi mang bầu mẹ thường bị nặng mùi cơ thể. Và tình trạng vùng kín có mùi hôi cũng là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần sớm tìm cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai để tự tin, thoải mái hơn trong cuộc sống. Quan trọng nhất là để có “cô bé” khỏe mạnh, không ảnh hưởng đến tử cung và thai nhi đang phát triển.

Xem thêm: Trị mụn khi mang thai thế nào để an toàn lại hiệu quả?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *