Mài răng đau không? Những điều cần biết về kỹ thuật này

“Mài răng đau không?” là một trong các nỗi lo lắng hàng đầu của nhiều người khi lựa chọn các phương pháp cải thiện hình dáng cho răng và tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt.

Bạn đang đọc: Mài răng đau không? Những điều cần biết về kỹ thuật này

Mài răng được biết là thao tác cơ bản trong nha khoa bằng cách sử dụng máy mài để mài bớt một phần men răng để các răng trở nên hài hòa theo một tỷ lệ nhất định, sau đó bác sĩ sẽ bọc mão sứ trên răng để bảo vệ răng, đồng thời cải thiện về mặt thẩm mỹ cho răng miệng. Tuy nhiên, hầu hết những ai lựa chọn phương pháp này đều có nỗi lo lắng không biết rằng “Mài răng đau không, sau khi mài thì có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không?”. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Kenshin, mời mọi người theo dõi nhé.

Răng thật có cấu tạo như thế nào?

Trước khi biết cảm giác thực tế mài răng có đau không thì bạn đọc cần nắm được cấu tạo của răng vĩnh viễn để hiểu các tác động bên ngoài có sự ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc răng bên trong. Răng thật có cấu tạo 3 phần như sau:

  • Lớp men răng: Lớp ngoài cùng bao bọc răng có độ cứng nhất nhưng vẫn bị bào mòn theo thời gian nếu không được chăm sóc đúng cách.
  • Ngà răng: Lớp bao bọc ngoài tủy răng chiếm tỷ lệ lớn nhất có thể cảm nhận được cảm giác nóng lạnh và chua ngọt.
  • Tủy răng: Bộ phận trong cùng chứa các mạch máu và dây thần kinh để duy trì sự sống cho răng.

Mài răng đau không? Những điều cần biết về kỹ thuật mài răng trong nha khoa 1

Cấu tạo của răng thật bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng

Những điều cần biết về mài răng trong nha khoa

Trước khi biết được mài răng có đau không thì mọi người cần tìm hiểu về một số thông tin về kỹ thuật mài răng trong nha khoa nhé.

Mài răng là gì?

Mài răng là kỹ thuật cơ bản trong nha khoa giúp điều chỉnh độ dài của tất cả răng bằng cách tác động lên lớp men răng và mài bỏ đi lớp men đó theo tỷ lệ nhất định trong quá trình điều trị hoặc chỉnh sửa răng để cải thiện chức năng và tính thẩm mỹ cho răng.

Mặc dù là thao tác cơ bản nhưng mài răng cũng yêu cầu bác sĩ thực hiện cần phải có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo độ chính xác không làm ảnh hưởng đến chức năng của răng trong tương lai, hơn nữa việc mài răng cũng chỉ xảy ra trong một số trường hợp nhất định.

Trường hợp nào cần mài răng?

Thông thường thao tác mài răng chỉ được áp dụng trong 4 trường hợp sau đây.

Mài răng để cải thiện dáng răng

Mài răng được áp dụng trong các trường hợp dáng răng mất cân đối như răng quá dài, răng bị nứt dọc, răng bị xô lệch,… thì mài răng sẽ giúp điều chỉnh lại hình dáng răng để không làm ảnh hưởng đến các lớp mô bảo vệ tủy răng.

Mài răng đau không? Những điều cần biết về kỹ thuật mài răng trong nha khoa 2

Mài răng là thao tác cơ bản trong các quy trình cải thiện chức năng và tính thẩm mỹ cho răng

Mài răng để bọc sứ cải thiện thẩm mỹ

Đối với răng có nhiều khuyết điểm như răng bị thưa, răng bị ố vàng, răng bị mẻ sâu gây viêm tủy,… sẽ được mài răng để điều chỉnh hình dáng của răng về tỷ lệ chuẩn sau đó tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ răng gốc.

Mài răng để dán sứ veneer

Dán sứ veneer được áp dụng với các trường hợp dáng răng bị xấu, răng thưa, răng tối màu,… Khác với 3 trường hợp còn lại, đối với dán sứ veneer bác sĩ chỉ cần mài một lớp rất mỏng mặt ngoài hoặc thậm chí không cần mài răng để giữ được trọn vẹn mô răng gốc, giảm sự hao tổn.

Tìm hiểu thêm: Sử dụng lá sung chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Mài răng đau không? Những điều cần biết về kỹ thuật mài răng trong nha khoa 3
Dán sứ veneer được chỉ định trong các trường hợp răng bị xỉn màu, ố vàng

Mài răng để làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kỹ thuật trồng răng giả bằng cách sử dụng hai răng xung quanh làm trụ để nâng đỡ răng bị khuyết ở giữa, theo đó bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ hai răng trụ để tạo khoảng trống vừa đủ cho một chụp răng chụp lên răng trụ, sau đó khôi phục lại dần hình dạng răng bị khuyết như ban đầu.

Thắc mắc: Mài răng đau không?

Nỗi lo lắng về việc mài răng đau không là tâm lý chung của nhiều người khi lựa chọn hình thức cải thiện này, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội nhưng trên thực tế trước khi bắt đầu mài răng thì bạn sẽ được gây tê cục bộ để không cảm giác được sự đau nhức và tâm lý sẽ thoải mái hơn, từ đó quá trình mài răng và bọc răng sứ sẽ thuận lợi và nhanh chóng.

Sau quá trình mài và bọc răng sứ thì tùy vào cơ địa của từng người mà có cảm thấy đau buốt hay không, đối với trường hợp răng bị ê buốt sau khi mài thì có thể sử dụng thuốc kê toa từ bác sĩ để làm dịu cơn đau.

Mài răng đau không? Những điều cần biết về kỹ thuật mài răng trong nha khoa 4

Mài răng đau không là tâm lý chung của nhiều người

Mài răng có ảnh hưởng gì không?

Tuy mài răng mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu thực hiện sai kỹ thuật thì có thể xảy ra một số rủi ro bao gồm:

Mất răng vĩnh viễn

Hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có đó là khi người bệnh lựa chọn mài răng ở đơn vị nha khoa không đảm bảo, gây xâm phạm đến phần tủy làm chết tủy, gây tổn thương cho răng và có nguy cơ cao bị mất răng.

Hư cấu trúc răng thật

Đối với trường hợp mài răng bọc sứ không phải ai cũng thực hiện được, mà thường được áp dụng cho răng bị hô, lệch ở mức độ nhẹ, nếu răng bị móm hoặc hô thì phương án phù hợp sẽ là niềng răng vì đối với các trường hợp nặng thì tỷ lệ mài sẽ lớn, dễ làm hỏng cấu trúc răng

Gây viêm nướu

Khi mài răng không theo tỷ lệ chuẩn thì có thể dẫn đến các dấu hiệu viêm nướu, sưng lợi,… Hơn nữa người có cơ địa nhạy cảm thường được khuyến khích không nên bọc răng kim loại vì có thể gây viêm nhiễm xung quanh chân răng.

Mài răng đau không? Những điều cần biết về kỹ thuật mài răng trong nha khoa 5

>>>>>Xem thêm: Nuốt chất nhờn của bạn trai có sao không?

Mài răng nếu không thực hiện đúng tỷ lệ sẽ dẫn đến viêm nướu

Xuất hiện cảm giác ê buốt

Khi mài xâm lấn nhiều vào răng thật sẽ làm lộ lớp ngà răng, khiến răng trở nên nhạy cảm và thường xuyên bị ê buốt, gây cản trở trong quá trình ăn uống, đặc biệt các đồ ăn nóng lạnh.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh kỹ thuật mài răng cũng như giải đáp thắc mắc mài răng có đau không để mọi người chủ động lựa chọn hình thức cải thiện chức năng và thẩm mỹ phù hợp với bản thân mình. Bên cạnh đó mọi người cũng nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khoa học, thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường về răng miệng và có phương pháp can thiệp phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *