Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ khó thở đôi khi chỉ là tình trạng tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Vậy mất ngủ cùng lúc với khó thở có triệu chứng thế nào? Nguyên nhân do đâu và ách điều trị thế nào?

Bạn đang đọc: Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến mà hầu hết chúng ta đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng mất ngủ khó thở là tình trạng ít gặp và gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nặng nề hơn. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó. Việc tìm hiểu chứng mất ngủ cùng lúc với khó thở là việc vô cùng cần thiết với những ai mắc tình trạng này.

Mất ngủ khó thở là gì? Có nguy hiểm không?

Triệu chứng mất ngủ không còn xa lạ với bất cứ ai trong chúng ta. Đây là tình trạng khá thường gặp nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ rất khó điều trị. Có các dạng mất ngủ khác nhau được phân thành hai nhóm: Mất ngủ thứ phát (xác định được nguyên nhân và tình trạng gây nên) và mất ngủ tiên phát (không rõ nguyên nhân, không kèm theo các triệu chứng khác).

Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị 1

Mất ngủ khó thở rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm

Theo đó, mất ngủ khó thở (hay khó thở mất ngủ) thường không phải loại mất ngủ tiên phát mà là mất ngủ thứ phát. Mất ngủ kéo dài trước hết ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người bệnh. Sức khỏe tinh thần và chức năng não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Chưa hết, người bị mất ngủ kèm khó thở sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, khiến họ “ăn không ngon, ngủ không yên” và khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn mang tên mất ngủ. Những người mắc tình trạng này cũng tăng nguy cơ gặp rủi ro trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.

Mất ngủ đi kèm khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta nếu gặp tình trạng này không được chủ quan mà cần đi khám chuyên khoa để tìm rõ nguyên nhân.

Mất ngủ khó thở nguyên nhân do đâu?

Mất ngủ kèm khó thở thường xuất phát từ các bệnh lý mãn tính. Và với từng bệnh, nguyên lý gây ra tình trạng khó thở mất ngủ sẽ khác nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến triệu chứng khó chịu này như:

Bệnh về phổi gây khó thở mất ngủ

Các bệnh lý về phổi phổ biến nhất có thể là “thủ phạm” dẫn đến tình trạng này như: Xơ phổi, Sarcoidosis, viêm phổi nhiễm trùng, hen suyễn, tăng áp phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… Các bệnh này đều làm giảm chức năng phổi, dẫn đến khó thở, khó ngủ. Một số bệnh gây triệu chứng nặng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, bị thức giấc giữa đêm mà không thể quay lại giấc ngủ được nữa.

Mất ngủ khó thở do bệnh về tâm thần, não bộ

Các bệnh lý liên quan đến tâm thần và não bộ hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây mất ngủ khó thở. Lý do là khi mắc những bệnh lý này, người bệnh thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức, suy nghĩ tiêu cực, tâm trí không thư giãn, đau đầu, mê man, tim đập nhanh.

Một số bệnh về tâm thần và não bộ thường dẫn đến mất ngủ kèm khó thở như: Rối loạn ám ảnh, rối loạn lo âu xã hội, bệnh tâm thần hoảng loạn, rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm,…

Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị 2

Có nhiều bệnh lý dẫn đến triệu chứng mất ngủ kèm khó thở

Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi trung niên. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có thể có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong khi đang ngủ. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là khi ngủ, các mô mềm ở hầu họng, lưỡi của người bệnh giãn ra khiến đường thở bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Điều này tất yếu dẫn đến khó thở và mất ngủ.

Mất ngủ khó thở do bệnh về tim mạch

Nguy cơ mất ngủ kèm khó thở sẽ tăng lên ở những người bị bệnh tim mạch, huyết áp như: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh về tâm thất trái,… Những bệnh nhân này đều gặp tình trạng chung là lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng, tim không đủ máu nên đau ngực, khó thở. Chất lượng giấc ngủ vì thế cũng bị suy giảm theo.

Nên làm gì khi bị mất ngủ khó thở?

Mất ngủ kết hợp khó thở là tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều so với mất ngủ thông thường. Vì vậy, tình trạng này cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

Thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể

Nếu bị mất ngủ khó thở, dù vẫn trong khả năng chịu đựng, bạn cũng cần đi khám sức khỏe tổng quát ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó mà bạn chưa từng phát hiện. Ngoài khám tổng quát, bạn cũng có thể cần khám chuyên khoa thần kinh và tim mạch.

Trong trường hợp bạn đã biết trước về các bệnh lý có sẵn của mình mà triệu chứng mất ngủ kèm khó thở, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một giai đoạn phát triển mới của bệnh. Lúc này, bạn cần tái khám ở bác sĩ theo dõi bệnh tình cho mình để có được lời khuyên phù hợp. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều chỉnh thuốc, thay đổi phương pháp để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Những biểu hiện của người bị tích nước

Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Mất ngủ kèm khó thở cần đi khám càng sớm càng tốt

Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc an thần, thuốc trị mất ngủ. Việc sử dụng bất cứ loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ nào cũng cần theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc ngủ về sử dụng.

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

Khi bị mất ngủ dù vì bất cứ nguyên nhân gì, bạn cũng cần tìm cách chữa mất ngủ. Cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay là thay đổi thói quen sinh hoạt mà mình nghĩ rằng chúng bất lợi cho giấc ngủ. Cụ thể là:

  • Ngủ sớm và đúng giờ để tạo nhịp sinh học cho cơ thể. Bạn hãy hạn chế ngủ nhiều ban ngày để có giấc ngủ chất lượng hơn vào ban đêm. Tạo điều kiện lý tưởng cho giấc ngủ như ánh sáng yếu, nhiệt độ phù hợp, phòng ngủ sạch sẽ thơm tho,… cũng là việc cần thiết.
  • Hãy chọn tư thế ngủ tốt nhất cho bạn, nhất là với những bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ điều này càng quan trọng.
  • Tăng cường ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ, tốt cho các vấn đề sức khỏe có sẵn là việc nên làm. Bạn cũng cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác vì chúng không tốt cho cả giấc ngủ lẫn sức khỏe tổng thể.
  • Tăng cường vận động và chọn những bộ môn vừa sức, yêu thích để tập luyện mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không tập quá sức trước giờ đi ngủ vì việc này càng gây khó ngủ.
  • Học cách kiểm soát căng thẳng bằng âm nhạc, hội họa, yoga, nhảy múa, ngồi thiền giảm stress,…

Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Những thay đổi khi mang thai chỉ bà bầu mới hiểu

Kết hợp điều trị bệnh với các biện pháp chữa mất ngủ

Mức độ ảnh hưởng của tình trạng này đối với sức khỏe người bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ, thời gian kéo dài triệu chứng. Nếu mất ngủ kéo dài kèm khó thở nghiêm trọng, bạn cần có sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của mất ngủ khó thở, bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *