Mất thính lực một bên tai khiến bạn khó khăn khi nghe và xác định phương hướng của âm thanh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt đặc biệt là sức khỏe về lâu dài của người bệnh.
Bạn đang đọc: Mất thính lực một bên có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Mất thính lực một bên hay điếc 1 bên tai có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào là câu hỏi mà những người đang mắc phải tình trạng này luôn trăn trở. Điếc 1 bên tai bạn vẫn có thể nghe bằng tai còn lại và không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra vô vàn khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn, tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể khiến người bệnh điếc vĩnh viễn, mất hoàn toàn khả năng nghe. Do đó, việc tìm hiểu thông tin xoay quanh chủ đề này là vô cùng cần thiết.
Mất thính lực một bên có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, điếc một bên tai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe lâu dài, thậm chí có thể dẫn đến điếc. Và mối nguy hiểm ai có thể dễ dàng nhìn thấy khi bị suy giảm thính lực 1 bên đó là:
Mất thính lực một bên khiến bạn tự ti, mặc cảm.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Thử tưởng tượng bạn nói chuyện với mọi người nhưng không nghe rõ mọi người nói gì từ đó bạn khó khăn trong việc phản xạ lại. Suy giảm thính lực khiến người bệnh bối rối, xấu hổ và dần có xu hướng tránh xa các cuộc đối thoại trực tiếp. Từ đó khiến các mối quan hệ càng thêm xa lánh, giảm thân thiết cũng là điều dễ hiểu.
- Dễ trầm cảm: Khó khăn khi lắng nghe sẽ khiến người bệnh tự ti, mặc cảm. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn căng thẳng, stress thậm chí mắc trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến công việc: Giao tiếp khó khăn chắc chắn sẽ là mối tai hại lớn trong công việc, nhất là với những ngành nghề với đặc thù phải tiếp khách, gặp đối tác trò chuyện thường xuyên. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và nguồn thu nhập của bạn.
- Gián tiếp đe dọa tính mạng: Dù không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng việc mất thính lực 1 bên sẽ khiến bạn khó khăn khi nghe chuông báo cháy, tiếng còi xe,… dễ dẫn đến nhiều tai nạn nguy hiểm.
Bị điếc 1 tai có chữa được không và chẩn đoán như thế nào?
Mất thính lực một bên có thể chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý cụ thể và mức độ bệnh của từng trường hợp riêng. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì có tới 93% số lượng các ca mất thính lực đều có thể điều trị hiệu quả. Điều bạn cần lưu ý đó hãy cần chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của mất hay suy giảm thính lực. Song song với đó, bạn nên vệ sinh tai với các dụng cụ vệ sinh tai chuyên dụng.
Tìm hiểu thêm: Cách trị mụn cóc bằng trái nhàu đơn giản dễ làm
Cần chủ động thăm khám khi có dấu hiệu của mất thính lựcKhi đến thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số kỹ thuật y tế để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh như:
- Khám sức khỏe tổng quát: Bác sĩ sẽ hỏi han về tình trạng mất thính lực của bạn, bạn bị bao lâu rồi, cảm giác như thế nào, có tiền sử bệnh gì về tai không,…
- Thực hiện sàng lọc chung: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bịt 1 tai lại để kiểm tra với nhiều mức âm lượng và các âm thanh khác nhau.
- Kiểm tra âm thoa: Với mục đích tìm nguyên nhân gây mất thính lực là do sự tổn thương ở bộ phận nào trong tai.
- Đo thính lực: Bác sĩ cho bạn đeo tai nghe và liên tục thay đổi tai nghe nhạc, với nhiều loại âm thanh khác nhau và yêu cầu bạn mô tả chuẩn xác lại loại âm thanh mình vừa nghe.
Cách chữa mất thính lực 1 bên như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về chốc lở dạng phỏng
Sử dụng thiết bị trợ thính.Cách chữa mất thính lực sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Một số phương pháp điều trị thường gặp có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc cho hiệu quả nhất định nhưng cũng dễ gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
- Thiết bị trợ thính: Máy trợ thính được xem là giải pháp hiệu quả cho những người bị suy giảm thính lực. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về những lợi ích của máy này cũng như cách sử dụng để cho hiệu quả cao nhất.
- Phẫu thuật: Thường gặp ở những trường hợp bị tổn thương tai nghiêm trọng.
Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ về cách chữa điếc 1 tai, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thính lực, có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học. Hạn chế đeo tai nghe trong thời gian dài với âm lượng lớn, nên vệ sinh tai đúng cách và thường xuyên. Tránh các loại thực phẩm có thể làm tình trạng mất thính lực thêm trầm trọng như: rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp,…
Người bị mất thính lực một bên cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh các hệ lụy nguy hiểm sau này. Mong rằng những chia sẻ trên đây hữu ích với bạn. Chúc bạn và những người thân yêu luôn được khỏe mạnh, bình an!
Lại Thảo
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể