Máu trong nước tiểu là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Đây rất có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm mà bạn không thể bỏ qua!
Bạn đang đọc: Máu trong nước tiểu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị
Máu trong nước tiểu không ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thăm khám ngay lập tức để tìm ra biện pháp ngăn chặn kịp thời dấu hiệu này. Đây chính là lý do nhiều người bệnh muốn tìm hiểu liệu máu trong nước tiểu có nguyên nhân là gì và cách điều trị tình trạng này. Hãy để Kenshin giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 Máu trong nước tiểu là gì?
- 2 Làm sao để nhận biết máu trong nước tiểu?
- 3 Nguyên nhân gây ra máu trong nước tiểu
- 4 Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đái ra máu?
- 5 Máu trong nước tiểu có nguy hiểm không?
- 6 Chẩn đoán bệnh tiểu ra máu như thế nào?
- 7 Điều trị máu trong nước tiểu
- 8 Làm sao để phòng ngừa bệnh tiểu ra máu?
Máu trong nước tiểu là gì?
Thông thường, nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, do các bất thường ở thận và đường tiết niệu mà máu có thể lọt vào cầu thận, đi vào nước tiểu. Máu trong nước tiểu được chia thành 2 loại là:
- Đái máu đại thể: Máu trong nước tiểu là các cục máu đông màu đỏ hoặc nâu nên có thể dễ dàng thấy bằng mắt thường.
- Đái máu vi thể: Đây là tình trạng nước tiểu chứa nhiều phân tử máu nhỏ, chỉ có thể được phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm và phân tích dưới kính hiển vi.
Làm sao để nhận biết máu trong nước tiểu?
Rõ ràng, không phải ai cũng có thể nhận biết liệu bản thân có bị máu trong nước tiểu hay không. Nếu nghi ngờ nước tiểu có chứa phân tử máu, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện các cục máu đông trong nước tiểu.
- Đau lưng dưới và hai bên hông.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Sốt và ớn lạnh.
- Nước tiểu đục và có mùi lạ.
Nguyên nhân gây ra máu trong nước tiểu
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể:
- Nhiễm trùng nước tiểu: Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất phát từ việc vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, gây viêm nhiễm và suy giảm chức năng của thận.
- Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang: Trong một số trường hợp, sỏi thận loại nhỏ có thể lọt vào bàng quang, thậm chí là kẹt vào đường dẫn tiểu gây ra tiểu ra máu.
- Do vận động quá sức: Máu xuất hiện trong nước tiểu có thể bắt nguồn từ việc người bệnh vận động mạnh quá sức. Bên cạnh đó, không uống đủ nước sau khi hoạt động cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu ra máu, kéo dài trong khoảng 3 ngày.
- Phì đại tiền liệt tuyến: Tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ chèn ép vào niệu đạo khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu. Từ đó, bàng quang phải co bóp nhiều hơn để giải phóng nước tiểu, gây tổn thương và chảy máu.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư tuyến tiền liệt đã bước vào giai đoạn nặng hơn – u xơ tuyến tiền liệt.
- Ung thư bàng quang: Bên cạnh hiện tượng tiểu ra máu, bệnh nhân còn đi tiểu nhiều hơn và sụt cân một cách nhanh chóng.
- Đặt ống thông tiểu: Ống thông tiểu không được đảm bảo vô khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này.
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đái ra máu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh đái ra máu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bất cứ ai bị tổn thương hệ tiết niệu đều có thể gặp phải tình trạng máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến nước tiểu của người bệnh có chứa máu. Đó là:
- Tuổi tác: Nam giới trên 50 tuổi rất dễ bị tiểu ra máu do mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
- Người mới mắc bệnh nhiễm trùng: Một số căn bệnh nhiễm trùng có thể kéo theo tình trạng đái ra máu là: Viêm thận do vi khuẩn, viêm cầu thận,…
- Người có tiền sử bị sỏi tiết niệu.
- Gia đình có người từng mắc các bệnh tiết niệu hoặc thận có kèm theo triệu chứng tiểu ra máu.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm NSAID hoặc kháng sinh tự phát mà không theo chỉ định của bác sĩ.
- Vận động viên chạy bộ vận động mạnh trong thời gian dài.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng mực xăm là thế nào? Cách nhận biết và điều trị da bị dị ứng sau khi xăm
Máu trong nước tiểu có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, tiểu ra máu không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Đây chỉ là một triệu chứng của các bệnh lý về hệ tiết niệu. Do đó, nó có thể chấm dứt hoàn toàn khi bệnh được điều trị và xử lý kịp thời.
Phần lớn trường hợp tiểu ra máu thường ở dạng cấp tính nên đều có thể điều trị nội khoa hoặc tự khỏi chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá 1 tuần, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và phòng tránh được nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư.
Chẩn đoán bệnh tiểu ra máu như thế nào?
Để chẩn đoán tình trạng máu xuất hiện trong nước tiểu, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm nước tiểu. Dựa vào số lượng hồng cầu bên trong nước tiểu. bác sĩ mới có thể xem xét tình trạng sức khỏe tiết niệu của người bệnh. Tiếp đó, tùy vào kết quả xét nghiệm, kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng mà người bệnh có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm hỗ trợ khác như:
- Cấy nước tiểu: Đây là phương pháp được dùng để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, cũng như hàm lượng vi khuẩn bên trong mẫu nước tiểu.
- Xét nghiệm tế bào nước tiểu: Mục đích của kỹ thuật này là tìm ra những tế bào bất thường trong nước tiểu.
- Các phương pháp khác, bao gồm: Nội soi bàng quang, siêu âm thận, tiết niệu và bàng quang, chụp cắt lớp CT, chụp MRI,…
>>>>>Xem thêm: Những biểu hiện của người bị tích nước
Điều trị máu trong nước tiểu
Phương pháp điều trị tình trạng tiểu máu như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến nhất để đẩy lùi tình trạng này:
- Nếu người bệnh bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kháng sinh.
- Với căn bệnh sỏi thận, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật.
- Thuốc ức chế hormone, thuốc giãn cơ và phẫu thuật sẽ được áp dụng để điều trị các vấn đề về tuyến tiền liệt.
- Trường hợp viêm cầu thận hoặc suy thận sẽ được điều trị bằng thuốc và lọc máu.
- Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u, giúp điều trị hiệu quả bệnh ung thư.
Làm sao để phòng ngừa bệnh tiểu ra máu?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh có khả năng hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả căn bệnh đái ra máu nói riêng và các bệnh lý nguy hiểm nói chung. Vì vậy, bạn nên chủ động rèn luyện những thói quen tốt cho hệ tiết niệu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Đó là:
- Hạn chế nhịn tiểu hoặc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đào thải cặn bã ra khỏi thận và bàng quang.
- Giảm lượng muối trong các bữa ăn nhằm ngăn ngừa sỏi thận.
- Vận động và tập luyện hợp lý, tránh tình trạng kiệt sức, mất nước.
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và điều trị tình trạng máu trong nước tiểu. Hãy chia sẻ thông tin bổ ích này đến với gia đình và bạn bè để nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của mọi người xung quanh nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể