Mê sảng sau gây mê – Tác dụng phụ ngoài mong muốn của gây mê

Gây mê là thủ thuật được áp dụng trong phẫu thuật hoặc nội soi. Trong và sau gây mê, người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ và tai biến. Một trong những tác dụng phụ thường gặp là mê sảng sau gây mê – thường xảy ra sau phẫu thuật ở người lớn tuổi.

Bạn đang đọc: Mê sảng sau gây mê – Tác dụng phụ ngoài mong muốn của gây mê

Sau gây mê để thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề về thần kinh như: Không tỉnh, chậm tỉnh, rối loạn vận động, phản xạ tủy, rối loạn nhân thực hay mê sảng. Mê sảng sau gây mê thường gặp nhất ở người lớn tuổi sau mổ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mê sảng – một tác dụng phụ ngoài mong muốn sau quá trình gây mê.

Gây mê là gì?

Gây mê là gì? Đây là một phương pháp dùng thuốc mê để làm cho người bệnh bị mất ý thức tạm thời, mục đích là để không cảm thấy đau trong và sau khi thực hiện một số thủ thuật y tế. Gây mê được ứng dụng trong thực hiện các thủ thuật từ đơn giản như nội soi đường tiêu hóa đến phức tạp như phẫu thuật tim, não… Ngoài thuốc gây mê, các bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng thêm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau. Mục đích là làm mất trương lực cơ, để người bệnh nằm yên giúp bác sĩ tiến hành thủ thuật một cách chính xác và an toàn.

Tùy thể trạng, cân nặng của người bệnh, tình trạng chức năng gan, thận và các bệnh lý đi kèm, liều lượng thuốc gây mê và phác đồ gây mê sẽ được bác sĩ cân nhắc. Nếu liều lượng quá ít sẽ không đủ để gây mê nhưng nếu liều lượng quá cao có thể dẫn đến ngộ độc.

Mê sảng sau gây mê - Tác dụng phụ ngoài mong muốn của gây mê 1

Phác đồ gây mê được bác sĩ tính toán để giảm nguy cơ mê sảng sau gây mê

Thuốc gây mê sẽ được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc tĩnh mạch. Khi vào cơ thể, thuốc sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương và khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất cảm giác toàn thân nên còn gọi là gây mê toàn thân. Lúc này, người bệnh sẽ bị mất ý thức và bị gây ngủ. Sau khi thuốc mê được đào thải hết, người bệnh sẽ tỉnh lại.

Gây mê có tác dụng phụ gì?

Hầu hết chúng ta đều đã biết về vai trò của gây mê. Vậy tác dụng phụ của thuốc gây mê là gì? Thuốc gây mê có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài mong muốn như: Buồn nôn hoặc nôn ói, đau họng, đau nhức cơ bắp, ngứa ngáy, hạ thân nhiệt, lúc lẫn. Đó là những tác dụng phụ thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ hiếm gặp như mê sảng sau gây mê.

Mê sảng sau quá trình gây mê còn gọi là rối loạn chức năng nhận thức sau gây mê. Đây là một dạng rối loạn cấp tính có liên quan đến những thay đổi thất thường trong nhận thức, có thể phục hồi. Nó có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ trong dài hạn ở một số ít bệnh nhân. Tình trạng mê sảng sau quá trình gây mê sẽ thường gặp hơn ở các bệnh nhân lớn tuổi vì não bộ của họ khó phục hồi hơn, dễ bị ảnh hưởng hơn. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh suy tim sung huyết, người từng bị đột quỵ, người mắc bệnh Parkinson hay Alzheimer cũng có nguy cơ cao hơn.

Mê sảng sau gây mê - Tác dụng phụ ngoài mong muốn của gây mê 2

Mê sảng sau gây mê xảy ra do ảnh hưởng của thuốc mê đến não bộ sau phẫu thuật

Đặc điểm cơ bản của mê sảng sau gây mê

Những đặc điểm cơ bản của mê sảng sau quá trình gây mê là:

  • Trạng thái tâm thần của người bệnh bị thay đổi với các triệu chứng điển hình như giảm sự nhận biết với thế giới xung quanh, giảm khả năng tập trung, chú ý.
  • Các thay đổi ở người bệnh diễn ra thất thường ở các thời điểm khác nhau trong ngày.
  • Xảy ra cấp tính, có thể xảy ra trong vài giờ cho đến bài ngày.

Theo thống kê, mê sảng sau gây mê xảy ra trong khoảng 10 – 15% cuộc phẫu thuật tổng quát, và trên 30 – 50% trong các cuộc phẫu thuật tim, phẫu thuật chỉnh hình. Mê sảng kéo dài thời gian nằm viện và làm tăng chi phí điều trị của bệnh nhân. Ngoài ra, mê sảng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ và tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh trong vòng 1 năm sau phẫu thuật.

Cơ chế dẫn đến mê sảng sau gây mê

Cơ chế sinh học thần kinh dẫn đến tình trạng mê sảng sau khi thực hiện thủ thuật gây mê hiện vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể dẫn đến mê sảng sau khi gây mê như:

  • Người bệnh bị thiếu oxy, mất máu nhiều trong quá trình diễn ra cuộc phẫu thuật.
  • Mê sảng do người bệnh bị tương tác thuốc chứa thành phần như anticholinergic, benzodiazepine, ketamine, propofol, atropine, scopolamine.
  • Người bệnh nghiện rượu dễ bị mê sảng sau khi gây mê hơn những người không nghiện rượu.
  • Người bệnh cao tuổi, đặc biệt trên 70 tuổi.
  • Người có tiền sử mê sảng trong những lần phẫu thuật trước đó.
  • Người đang mắc sẵn các bệnh mất trí nhớ, trầm cảm, rối loạn chuyển hóa… cũng có thể dễ bị mê sảng sau gây mê hơn những người khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae: Tìm hiểu về đặc điểm và con đường lây truyền

Mê sảng sau gây mê - Tác dụng phụ ngoài mong muốn của gây mê 3
Có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến mê sảng sau quá trình gây mê

Các yếu tố kể trên không nói lên được mối liên hệ giữa gây mê trong phẫu thuật và mê sảng. Tuy nhiên, chúng có thể giải thích cho tình trạng phẫu thuật gây ra các phản ứng viêm. Đáp ứng viêm cấp có thể xảy ra ở trong cả dịch não tủy và ngoại biên. Đây là lý do mê sảng sẽ thường gặp hơn trong các phẫu thuật xâm lấn so với các trường hợp tiến hành thủ thuật nhỏ.

Phòng ngừa mê sảng sau gây mê

Đến nay, cơ chế bệnh sinh của mê sảng sau quá trình gây mê vẫn chưa được làm rõ. Vì vậy, khó có thể đưa ra biện pháp đặc biệt nào để phòng ngừa hoặc một phác đồ điều trị chuyên biệt nào cho tình trạng này. Không có cơ sở khoa học để giới chuyên môn khuyến nghị một loại thuốc mê đặc hiệu nào hay một phương pháp vô cảm nào có thể hạn chế nguy cơ mê sảng.

Cách tốt nhất giúp chúng ta phòng ngừa và giảm nguy cơ mê sảng sau gây mê là tránh các yếu tố nguy cơ như đã kể đến bên trên. Người bệnh và bác sĩ cũng nên tránh sử dụng các thuốc dễ gây ra mê sảng.

Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi sát sao, thăm khám kỹ càng để phát hiện các dấu hiệu mê sảng một cách sớm nhất. Từ đó, các bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời để tăng khả năng phục hồi và giảm nhẹ hậu quả của mê sảng cho người bệnh.

Mê sảng sau gây mê - Tác dụng phụ ngoài mong muốn của gây mê 4

>>>>>Xem thêm: Thai bám vào vết mổ tử cung là gì?

Quá trình gây mê cần đảm bảo an toàn

Trong hầu hết trường hợp, mê sảng là tác dụng phụ của thuốc gây mê và phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có khi tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo một bệnh toàn thân nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, thiếu oxy, thiếu máu…

Ngoài các tác dụng phụ của gây mê, những tai biến gây mê cũng cần phòng tránh hết sức để không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các cuộc phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo quy trình gây mê và phẫu thuật không xảy ra sai sót.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *