Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu?

Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu? Việc xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp đưa ra hướng điều trị hiệu quả. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu?

Kết cấu của móng tay có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe cơ thể. Đây cũng là bộ phận quan trọng giúp bảo vệ các mô mềm và hệ thống thần kinh ở các đầu chi. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng móng tay bị tách khỏi thịt. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề sức khỏe bất thường, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Móng tay bị tách khỏi thịt là dấu hiệu của bệnh gì?

Móng tay bị tách khỏi thịt là tình trạng xảy ra khi phần móng bị tách hẳn ra khỏi phần thịt. Móng có thể bị tách theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tùy theo sự tiếp xúc hoặc bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải.

Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu? 4

Móng tay bị tách khỏi thịt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ngoài da

Hiện tượng móng tay bị tách lớp cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, lichen planus, vảy nến,… Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu, tiểu đường, giãn phế quản, cường giáp, suy giáp hoặc các bệnh lý ác tính khác.

Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu?

Móng tay được ví như rào chắn giúp bảo vệ các mô mềm và mạng lưới dây thần kinh dày đặc ở đầu ngón tay. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng tay bị tách khỏi thịt. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Móng tay bị tổn thương: Khu vực ngón tay thường rất dễ bị tổn thương từ các tác nhân bên ngoài. Chẳng hạn như khiêng đồ nặng, chấn thương, kẹt tay vào cửa,… Các tổn thương này có thể khiến móng tay bị bong ra với nhiều mức độ khác nhau.
  • Thói quen cắn hoặc tước móng tay: Một số người có thói quen cắn hoặc tước móng tay khi gặp phải cảm giác hồi hộp, lo lắng. Điều này sẽ làm cho móng tay ngày càng yếu dần đi và dễ bị tách ra khỏi thịt.
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt: Việc móng tay bị ngâm liên tục trong nước hoặc thường xuyên hoạt động trong môi trường nhiều độ ẩm. Điều này có thể khiến móng tay bị phồng lên và mềm, dễ gãy và tách lớp khi tác động vật lý.
  • Thường xuyên dùng sơn móng tay: Trong thành phần của sơn móng tay có chứa nhiều hóa chất. Đây cũng chính là nguyên khiến cho móng tay bị suy yếu và dễ bị tách ra khỏi thịt.

Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu? 3

Móng tay bị tách khỏi thịt do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, một số trường hợp bị bệnh nấm móng, vảy nến, bệnh tuyến giáp, nhiễm trùng,… cũng có thể gây ra tình trạng móng tay bị tách ra khỏi thịt.

Cách xử lý tình trạng móng tay bị tách ra khỏi thịt

Đối với những trường hợp móng tay bị tách ra khỏi thịt do các tác nhân thói quen xấu hoặc các tác nhân bên ngoài. Dưới đây là cách khắc phục tình trạng này và giúp móng mới mọc ra nhanh hơn như:

Bước 1: Cố định lại phần móng tay

Khi phát hiện móng tay bị tách ra khỏi thịt, việc đầu tiên cần làm là cố định phần móng để giúp thúc đẩy phần móng mọc lại nhanh hơn. Đồng thời, điều này cũng sẽ hạn chế được tình trạng móng mọc lệch gây đau đớn và hạn chế nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm ở móng.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu? 1
Cố định lại phần móng tay bị tách ra khỏi thịt

Bước 2: Bôi thuốc kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng

Sau khi cố định phần móng bị tách ra khỏi thịt, hãy dùng thuốc sát trùng để vệ sinh cho phần móng. Sau đó dùng thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên móng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Bước 3: Cắt bỏ phần móng tay bị dư thừa

Sau khoảng 2 – 3 ngày, phần móng tay bị tổn thương sẽ dần khô lại. Lúc này, bạn có thể cắt bỏ phần móng bị hỏng và không thể phục hồi. Điều này sẽ giúp quá trình mọc móng mới diễn ra nhanh hơn. Cần lưu ý rằng, chỉ nên loại bỏ phần móng bị tổn thương và tránh cắt phạm vào thịt có thể gây chảy máu.

Bước 4: Sử dụng kem dưỡng kích thích mọc móng

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng kem dưỡng giúp kích thích móng mọc lại. Khi gặp phải tình trạng móng tay bị tách khỏi thịt, bạn có thể dùng kem dưỡng để kích thích móng mọc nhanh và giúp móng tay luôn chắc khỏe. Ngoài ra, có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như dầu oliu, cà chua, vitamin E,… để dưỡng móng tay.

mong-tay-bi-tach-khoi-thit-nguyen-nhan-do-dau-6.webp

Thường xuyên dùng kem dưỡng để giúp kích thích móng mọc nhanh

Bước 5: Bổ sung dinh dưỡng cho móng chắc khỏe

Để nuôi dưỡng móng tay luôn được chắc khỏe, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ sâu bên trong. Điều này không chỉ giúp tất cả các bộ phận, bao gồm cả móng tay luôn được khỏe mạnh. Một số thực phẩm tốt cho móng như trái cây tươi, cá biển, trứng, thịt, dầu oliu,… Đồng thời, tránh ăn rau muống, thịt gà, thịt bò,… trong giai đoạn móng bị tổn thương để tránh hình thành sẹo.

Móng tay bị tách ra khỏi thịt khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong trường hợp móng tay bị tách khỏi thịt không do nguyên nhân bệnh lý hoặc do các tác nhân bên ngoài, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, đưa ra được hướng điều trị phù hợp.

Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu? 2

>>>>>Xem thêm: 100g đậu đỏ chứa bao nhiêu calo? Có hỗ trợ giảm cân không?

Nên đi khám bác sĩ khi móng tay bị tách ra khỏi thịt không rõ lý do

Nếu tình trạng tách móng tay bị gây ra bởi bệnh lý, người bệnh cần phải điều trị các tổn thương trên móng tay. Đồng thời, chữa trị các bệnh lý để tránh tình trạng này lại bị xảy ra. Dựa vào điểm đặc trưng của bệnh lý ở mỗi người, bác sĩ sẽ kê toa thuốc thích hợp để cải thiện triệu chứng bệnh và giúp móng tay luôn chắc khỏe.

Cách phòng ngừa tình trạng móng bị tách khỏi thịt

Phòng bệnh sẽ là giải pháp hữu hiệu hơn việc chữa bệnh và tình trạng móng tay bị tách ra khỏi thịt cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong việc chăm sóc móng tay để hạn chế tình trạng tách thịt như:

  • Luôn vệ sinh móng tay sạch sẽ và giữ tay khô ráo để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của móng.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất có tính khử mạnh, nếu buộc phải tiếp xúc thì cần phải đeo găng tay khi rửa bát, lau chùi hoặc dùng hóa chất độc hại.
  • Dùng dụng cụ bấm móng để vệ sinh móng tay, nên cắt theo chiều ngang phần lớp sừng bị thừa. Đồng thời, hạn chế cắt phạm gây tổn thương ở đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân.
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho móng tay, đặc biệt là vào những ngày thời tiết khô hanh để bảo vệ móng tay chắc khỏe, hạn chế bong tróc.
  • Hạn chế sử dụng sơn móng tay và gắn móng giả, bởi các hóa chất có trong sơn móng tay hoặc keo dán móng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tách móng.
  • Hạn chế tối đa tình trạng tổn thương lên móng trong quá trình cắt móng, cắt khóe,… để tránh nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, dẫn đến nhiễm trùng.

Dù chỉ là bộ phận nhỏ, nhưng móng tay có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, bạn cần chăm sóc móng đúng cách để tránh tình trạng móng tay bị tách khỏi thịt. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Xem thêm:

  • Nhìn móng tay đoán bệnh, bạn đã biết chưa?
  • Cách làm móng tay nhanh dài trong 2 ngày tại nhà

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *