Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng đơn giản tại nhà

Nhổ răng là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa, chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật và quy trình thì sẽ không gây ra đau đớn nhiều và biến chứng gì. Tất nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng thì cơn đau nhổ răng sẽ trở lại. Bài viết cung cấp cho bạn thông tin về một số cách giảm đau sau khi nhổ răng.

Bạn đang đọc: Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng đơn giản tại nhà

Cơn đau sau khi nhổ răng có thể kéo dài dai dẳng, gây khó chịu trong sinh hoạt thường nhật của bạn. Cùng Kenshin tìm hiểu một số cách giảm đau sau khi nhổ răng qua bài viết dưới đây nhé!

Khi nào cần phải nhổ bỏ răng?

Ngoại trừ trường hợp thay răng sữa, nhổ răng vĩnh viễn sẽ chỉ được nha sĩ chỉ định trong các trường hợp “bất khả kháng” như răng bị tổn thương, sâu răng nặng, răng số 8 (răng khôn) mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vì vậy, bảo tồn răng vĩnh viễn luôn là nguyên tắc hàng đầu trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Các trường hợp bắt buộc cần phải nhổ răng bao gồm:

Răng sâu bị tổn thương quá nặng

Răng sâu bị tổn thương quá nặng, không còn cách nào hồi phục lại hay ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Khi đó, nhổ bỏ chiếc răng vĩnh viễn đã bị sâu nặng là điều rất cần thiết. Bởi nếu cứ giữ nguyên chiếc răng sâu như vậy, sẽ còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như nhiễm trùng máu, viêm tủy, vi khuẩn lây lan làm nhiễm trùng các răng bên cạnh,…

Thông thường, nếu sâu răng ở giai đoạn đầu hay còn nhẹ, thì bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định các liệu pháp bảo tồn răng phù hợp như tái khoáng, trám răng hoặc bọc răng sứ. Nhưng một khi răng sâu bị tổn thương quá nặng, các biện pháp trên sẽ không hiệu quả.

Răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm

Răng số 8 hay răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm thì cần được nhổ bỏ sớm. Tình trạng răng mọc lệch được hiểu là răng phát triển không đúng vị trí, gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng như đau nhức răng, nhiễm trùng nướu, xô lệch hàm,…

Trong các trường hợp này, nha sĩ thường sẽ xem xét và đưa ra chỉ định nhổ bỏ răng mọc ngầm, mọc lệch để phòng ngừa các nguy cơ sức khỏe răng miệng cho bạn.

Cách giảm đau sau khi nhổ răng 02

Răng bị sâu quá nặng cần phải nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bạn

Cách giảm đau sau khi nhổ răng

Các nha sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc tê trước khi nhổ răng, việc này nhằm mục đích giảm hoặc ngăn chặn các cơn đau khi thực hiện thủ thuật này cho bạn. Tuy vậy, sau khi thuốc tê đã hết tác dụng, cơn đau sẽ quay trở lại làm bạn khó chịu.

Chính vì thế, để xoa dịu và làm giảm đi các cơn đau nhức này, bạn đọc nên biết một số cách giảm đau sau khi nhổ răng, để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Một số cách giảm đau bao gồm:

  • Chườm lạnh: Đây là một cách giảm đau sau khi nhổ răng rất hiệu quả mà lại đơn giản, nên thường được khuyến cáo bởi các bác sĩ nha khoa. Nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu, làm giảm lượng máu đến vị trí bị tổn thương. Đồng thời, nhiệt độ thấp cũng làm chậm dẫn truyền cảm giác đau của dây thần kinh, làm cho cơn đau được giảm nhẹ đi rất nhanh chóng.
  • Dùng thuốc giảm đau: Các nha sĩ thường sẽ kê đơn cho bạn thuốc giảm đau sau khi thực hiện các cuộc tiểu phẫu như nhổ răng. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm và phòng chống phù nề cho bạn. Chính vì thế, nếu sử dụng đúng theo chỉ dẫn và liều lượng của bác sĩ nha khoa, các cơn đau nhức của bạn sẽ được giảm đi nhanh chóng.
  • Ăn các thực phẩm mát: Tương tự như chườm lạnh. Việc dùng các thực phẩm và đồ uống mát lạnh như sữa chua, sinh tố trái cây,… giúp xoa dịu cảm giác đau nhức tại vị trí nhổ răng của bạn.
  • Vệ sinh răng miệng khoa học: Trong những ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn phải ghi nhớ không được đánh răng, khạc nhổ mạnh hay súc miệng bằng các loại nước muối. Những ngày sau đó bạn cần cẩn thận khi vệ sinh răng miệng, tránh di chuyển bàn chải vào vị trí nhổ răng, đánh răng một cách nhẹ nhàng và súc miệng bằng nước muối loãng giúp vết thương mau lành hơn.

Tìm hiểu thêm: Review kem Yoosun rau má có thực sự trị mụn tốt như lời đồn không?

Cách giảm đau sau khi nhổ răng 03
Chườm lạnh là cách giảm đau sau khi nhổ răng tại nhà rất hiệu quả

Một số biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng

Vậy là bạn đã biết được một số cách giảm đau sau khi nhổ răng. Bạn cũng cần biết rằng, tuy rằng đây là một thủ thuật nha khoa tương đối đơn giản, nhưng không có nghĩa là chắc chắn sẽ không xảy ra biến chứng nào.

Cụ thể hơn, nếu bác sĩ nha khoa thực hiện sai kỹ thuật, sai thao tác hoặc quy trình, việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng không khoa học,… có thể gây ra một số biến chứng. Các biến chứng sau khi nhổ răng có thể xảy ra bao gồm:

  • Sưng đau, chảy máu kéo dài: Đây là hiện tượng hết sức bình thường, rất dễ gặp phải sau khi nhổ răng, do cuộc tiểu phẫu này tác động xâm lấn ra xung quanh. Thế nhưng, nếu những hiện tượng này cứ kéo dài nhiều ngày với mức độ tăng dần lên, thì lại là một biến chứng nguy hiểm, bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ nha khoa xử trí ngay.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sau nhổ răng có thể xảy ra do máy móc, thiết bị nhổ răng không được đảm bảo khử khuẩn hiệu quả. Hoặc nhiễm trùng còn có thể do chăm sóc răng tại nhà sai cách, người có hệ miễn dịch suy giảm,…
  • Tổn thương dây thần kinh: Khi gặp phải biến chứng này, bạn sẽ cảm thấy đau và ngứa, tê môi, tê mặt và lưỡi, việc ăn uống trở nên khó khăn.

Cách giảm đau sau khi nhổ răng 04

>>>>>Xem thêm: U hạt sau tiêm Meso: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Cơn đau tại vị trí nhổ răng kéo dài và tăng dần lên là một dấu hiệu nguy hiểm

Vậy là bạn đã biết được một số cách giảm đau sau khi nhổ răng. Tóm lại, việc ghi nhớ những lời dặn từ bác sĩ về cách chăm sóc răng miệng khoa học giúp giảm các cơn đau và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật nhổ răng cũng rất quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của chính bạn.

Xem thêm:

  • Tập há miệng sau khi nhổ răng khôn và lợi ích mang lại
  • Quá trình lành thương sau nhổ răng diễn ra như thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *