Mụn đỏ ở má thường đeo bám khá dai dẳng, gây cảm giác khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn đỏ ở má qua bài viết dưới dây.
Bạn đang đọc: Mụn đỏ ở má: Nguyên nhân và cách điều trị
Mụn đỏ ở má là một tình trạng da phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó có thể gây khó chịu và mất tự tin, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giúp kiểm soát mụn và ngăn ngừa nó tái phát.
Contents
Mụn ở má là gì?
Mụn ở má thường xuất hiện ở những khu vực có tuyến bã nhờn đang hoạt động. Mụn có thể ở nhiều hình dạng khác nhau như mụn đầu đỏ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ và mụn nang nốt. Mức độ tiến triển và lan rộng của mụn có thể thay đổi từ chỉ có vài mụn nhân nhỏ, cho đến sự hiện diện với mật độ dày đặc và thường xuyên hơn trên khắp gương mặt, cảnh báo tình trạng viêm nhiễm nặng.
Mụn ở má xuất hiện chủ yếu do nguyên nhân có quá nhiều bã nhờn dư thừa. Điều này làm bít tắc lỗ chân lông, trực tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm nhiễm tại da. Mụn đỏ ở má có thể xuất hiện do thói quen đưa tay chạm lên mặt, dùng điện thoại di động tiếp xúc với má, không vệ sinh ga giường, vỏ gối thường xuyên hoặc đeo khẩu trang trong thời gian dài.
Nguyên nhân làm nổi mụn đỏ ở má
Có một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất hiện mụn đỏ ở má của bạn. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như là:
- Tình trạng căng thẳng kéo dài, lặp đi lặp lại: Căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chúng ta, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Khi bạn mệt mỏi và stress, cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra nhiều hormone nội tiết như cortisol, chất này chính là nguyên nhân làm tăng lượng bã nhờn trên da, làm nổi mụn nhiều hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Việc dùng thuốc tránh thai có thể giúp giảm mụn đối với cơ địa một số người. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tránh thai dẫn đến nguy cơ mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó gây ra mụn đỏ ở má. Hơn nữa, tùy cơ địa người bệnh và loại thuốc tránh thai cụ thể, mức độ và nguy cơ nổi mụn cũng sẽ khác nhau.
- Do di truyền: Yếu tố di truyền trong gia đình cũng góp phần ảnh hưởng đến tình trạng nổi mụn ở má. Nghiên cứu cho thấy những người có người thân trong gia đình thường xuyên bị mụn đỏ thì nguy cơ họ cũng bị nổi mụn đỏ sẽ cao hơn.
- Thực đơn ăn uống không khoa học: Việc bạn tiêu thụ nhiều đồ ngọt, chất béo bão hòa hoặc sữa khiến cơ thể tăng sản xuất ra yếu tố tăng trưởng IGF. Yếu tố này tham gia vào cơ chế sản sinh ra mụn trứng cá ở trán, cằm, quai hàm và má.
- Do việc dùng thuốc: Một số thuốc (ví dụ như là corticoid) có thể gây ra phát ban dạng mụn ở má. Nổi mụn do thuốc có biểu hiện đặc trưng là các tổn thương viêm đồng dạng mà không có nhân mụn.
- Mụn đỏ ở má do chấn thương da: Việc bạn liên tục lặp đi lặp lại các tổn thương trên da do chà xát bằng xà phòng, tẩy tế bào chết, tẩy trang,… sẽ làm tình trạng mụn nặng thêm. Nguyên nhân có thể là do các tác động cơ học này làm phá vỡ cấu trúc nhân mụn, kích thích làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm.
- Do dị ứng mỹ phẩm: Nhiều trường hợp nổi mụn đỏ ở má có nguyên nhân là do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với đặc điểm cấu trúc làn da. Mặt khác, trên thị trường có các loại mỹ phẩm chứa thành phần tẩy rửa quá mạnh, làm mất đi lớp dầu tự nhiên tại da, khiến da trở nên nhạy cảm, dễ nổi mụn đỏ hơn.
- Không vệ sinh da mặt cẩn thận: Việc tẩy trang không kỹ sẽ khiến cho chất nhờn, bụi bẩn, mỹ phẩm thừa,… tích tụ lại, làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn đỏ ở má xuất hiện. Việc tẩy trang kết hợp với dùng sữa rửa mặt là yêu cầu tối thiểu và tối ưu để làm sạch da mặt của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh thường xuyên các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da như ga giường, vỏ gối, khăn tắm,…
Cách điều trị mụn đỏ ở má tại nhà
Vậy là bạn đã biết được các nguyên nhân gây ra tình trạng mụn đỏ ở má. Việc phòng tránh các yếu tố này, chính là cách giúp bạn có làn da đẹp và tự tin hơn. Khi bị mụn đỏ mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo và tìm mua các loại dược mỹ phẩm tại các cửa hàng mỹ phẩm hoặc nhà thuốc, sau đó tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý vài điểm sau:
- Quan tâm bước làm sạch sâu cho làn da mỗi ngày. Quy trình các bước làm sạch da bao gồm tẩy trang và dùng sữa rửa mặt, có thể thêm bước dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết an toàn cho da mụn (2 lần/tuần).
- Tối giản quy trình các bước chăm sóc da cơ bản như làm sạch sâu, dưỡng ẩm da và kem chống nắng.
- Luôn che chắn da mặt cẩn thận, kết hợp việc dùng kem chống nắng mỗi khi ra môi trường bên ngoài.
- Không tự ý nặn mụn bằng tay, vì đây là nguồn lây nhiễm vi khuẩn.
- Tìm hiểu kỹ thành phần có trong mỹ phẩm trước khi sử dụng. Tránh sử dụng mỹ phẩm chứa các thành phần gây kích ứng da, dị ứng da.
- Đảm bảo các vật dụng tiếp xúc với da mặt thường xuyên như chăn ga, gối, khăn mặt,… phải được vệ sinh thường xuyên.
- Thay đổi lối sống lành mạnh như ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh lao động kéo dài, căng thẳng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, bao gồm các thực phẩm tốt cho da và uống nhiều nước.
- Tích cực tham gia chơi thể thao.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán hoặc đồ uống chứa các chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…).
- Lựa chọn, thăm khám và điều trị tại các phòng khám da liễu chất lượng, nếu tình trạng mụn đỏ ở má kéo dài dai dẳng.
Tìm hiểu thêm: Chảy máu sưng viêm sau khi nặn mụn phải làm sao?
Thực phẩm giúp giảm mụn ở má hiệu quả
- Tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, và E, kẽm, axit béo, omega-3, chất chống oxy hóa,… giúp hỗ trợ giảm mụn đỏ ở má.
- Các thực phẩm làm tình trạng da tồi tệ hơn cần tránh ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chiên rán, bánh mì trắng, và đường tinh luyện.
- Hằng ngày bổ sung các thực phẩm tốt cho làn da như dâu tây, chanh, cam, quýt, việt quất, cà chua, rau xanh, cà rốt, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, đậu các loại,…
- Ngoài ra, trà xanh chứa rất nhiều polyphenol – là hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa mụn xuất hiện trở lại. Polyphenol đóng vai trò trong việc cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể.
- Đặc biệt, nước tinh khiết giúp mang lại cho bạn làn da sáng mịn và rạng rỡ. Ghi nhớ uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày, giúp cơ thể đào thải độc tố và duy trì trao đổi chất. Cần lưu ý rằng, nước không giúp loại bỏ mụn đỏ ở má, nhưng mất nước làm da khô, kém căng mịn và nhiều nếp nhăn.
>>>>>Xem thêm: Thực hư của việc uống Elevit bị rối loạn kinh nguyệt
Vậy là bạn đã biết được nguyên nhân gây ra mụn đỏ ở má, cũng như là cách phòng ngừa và điều trị tình trạng này. Tình trạng mụn đỏ có thể kéo dài ít nhất vài ngày đến vài tuần, hoặc lâu hơn nếu không được điều trị. Cần khoảng từ 4 đến 6 tuần sau khi bắt đầu điều trị để nhận thấy được sự cải thiện trên làn da của bạn. Khi đó, bạn vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị nhằm ngăn mụn đỏ xuất hiện trở lại.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể