Nấm họng ở người lớn: Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm nấm cao?

Nấm họng ở người lớn gây cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh. Việc nắm rõ thông tin đối tượng dễ mắc nấm họng sẽ giúp bạn chủ động ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ nhiễm nấm.

Bạn đang đọc: Nấm họng ở người lớn: Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm nấm cao?

Nấm họng ở người lớn là bệnh phổ biến hiện nay. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm nấm họng, tuy nhiên, một số nhóm đối tượng sau sẽ có nguy cơ nhiễm cao hơn.

Nấm họng ở người lớn là bệnh như thế nào?

Nấm họng ở người lớn được biết đến là tình trạng vùng họng bị viêm do vi khuẩn nấm mốc gây ra. Từ đó làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu ở cổ họng. Nấm họng còn có một số tên gọi khác như: nấm amidan, viêm amidan nấm, tưa miệng hay nhiễm nấm họng…

Đối tượng dễ nhiễm nấm họng ở người lớn là ai 1 Bệnh nấm họng ở người lớn

Khi bị nhiễm nấm họng, người bệnh có thể có những dấu hiệu sau:

Xuất hiện cảm giác đau khi nuốt, khô, bỏng rát: Khi bị nhiễm nấm, các bào tử nấm trong khoang miệng và họng sẽ phát triển một cách nhanh chóng, với quy mô rộng. Đồng thời, chúng sẽ hút toàn bộ nước hiện có trong niêm mạc, gây nên tình trạng khô bề mặt, hoặc có thể nứt chảy máu, nếu bạn không kịp thời bổ sung thêm lượng nước bị thiếu.

Cảm thấy có vật thể lạ trong họng: Trong giai đoạn phát triển mạnh, các bào tử nấm sẽ sếp chồng lên nhau, tạo thành một lớp sừng dày trên niêm mạc. Gây nên cảm giác có gợn, hoặc đau khi nuốt nước bọt. Cơn đau có thể tăng lên khi bạn ăn uống hoặc nói chuyện.

Các triệu chứng khác: Niêm mạc có dấu hiệu sưng tấy, đồng thời chuyển dần sang màu vàng. Xuất hiện một số vết loét chảy máu trong niêm mạc. Một số trường hợp đặc biệt, nấm họng có thể gây sốt cao, hoặc chán ăn.

Đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm họng

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm họng cao phải kể đến như:

Người sử dụng corticoid kéo dài

Thuốc có thành phần corticoid giúp điều trị bệnh hen phế quản. Bên cạnh những ưu điểm giúp cải thiện đáng kể tình trạng hen, thì corticoid còn có một số hạn chế. Việc sử dụng corticoid trong thời gian dài sẽ làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển, trong đó có nấm Candida.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Tìm hiểu thêm: Những thay đổi nhỏ để cải thiện chế độ ăn uống của bạn

Đối tượng dễ nhiễm nấm họng ở người lớn là ai 2Lạm dụng thuốc kháng sinh là tăng nguy cơ nhiễm nấm họng

Sử dụng thuốc kháng sinh nhiều, dài ngày sẽ làm cho những vi khuẩn có lợi trong khoang miệng và đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt. Khi đó, hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ tạo cơ hội cho nấm phát triển.

Đối với những người thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ nấm họng ở người lớn.

Bệnh nhân ung thư

Một nghiên cứu chỉ ra rằng: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư bị nấm miệng là từ 7 – 52%. Hệ miễn dịch của người bệnh thường sẽ yếu hơn người bình thường. Cùng với đó là việc thường xuyên phải hoá trị, xạ trị… càng khiến cho sức khỏe suy kém. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Người bị đái tháo đường

Nấm Candida ưa đồ ngọt, đặc biệt là đường. Việc bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể, nồng độ đường trong máu cao sẽ dẫn tới nguy cơ nấm phát triển mạnh mẽ.

Người gặp các vấn đề về răng miệng

Đối với các trường hợp đeo răng giả thường có nguy cơ cao bị nấm. Nguyên do nằm ở việc do gặp nhiều khó khăn trong quá trình vệ sinh khoang miệng. Hay những người gặp tình trạng khô miệng kéo dài do bẩm sinh hoặc sử dụng các loại thuốc cũng có nguy cơ nhiễm nấm họng cao. Do khoang miệng không được bảo vệ bởi các chất diệt khuẩn có trong nước bọt, nên dễ dẫn đến nấm Candida xâm nhập.

Người nhiễm HIV

HIV khiến sức đề kháng của người bệnh yếu đi từng ngày. Đó là điều kiện tốt cho nấm Candida tăng sinh và gây bệnh. Không chỉ nấm trong khoang miệng, người nhiễm HIV còn có nguy cơ nhiễm nấm toàn thân.

Hút thuốc lá thường xuyên

Hút thuốc lá không chỉ gây khô miệng, giảm lưu thông máu mà còn ức chế hệ miễn dịch. Khi đó, nấm Candida sẽ có cơ hội gây bệnh. Đặc biệt đối với những người thực hiện việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ càng khiến mảng bám thức ăn lưu giữ trong các kẽ răng. Từ đó, tạo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển.

Cách điều trị nấm họng ở người lớn

Loại bỏ nguy cơ gây nấm miệng ở người lớn

Nấm miệng sẽ dễ dàng điều trị hơn khi có thể loại bỏ được các yếu tố nguy cơ làm nấm phát triển.

  • Bệnh nhân hen phế quản: Nên súc miệng ngay sau khi dùng corticoid đường hít để giảm thời gian thuốc lưu giữ trong khoang miệng.
  • Người bị bệnh tiểu đường: Cần kiểm soát mức đường huyết của mình bằng liệu trình điều trị sẵn có. Nếu đã áp dụng đúng và đủ theo phác đồ của bác sĩ mà tình trạng đường huyết không cải thiện, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế để được tư vấn tăng bậc điều trị cao hơn.
  • Trong trường hợp bị nấm họng gây bởi các vấn đề đặc thù về răng miệng như khô miệng, bạn nên tăng cường bổ sung nước hàng ngày.
  • Với trường hợp nấm họng do hút thuốc và vấn đề vệ sinh, thì điều cần thiết để nấm miệng nhanh khỏi là cần bỏ thuốc lá và vệ sinh khoang miệng cẩn thận.

Sử dụng dung dịch sát khuẩn và thuốc điều trị phù hợp

Khi nhiễm nấm họng ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, đối với nấm họng người lớn thường gây bởi các bệnh nền phức tạp, thì việc sử dụng nước thông thường bệnh sẽ rất khó để chữa khỏi. Theo các chuyên gia y tế, cách duy nhất để giúp cải thiện tình trạng này là dùng dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc điều trị nấm phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp, loại thuốc chống nấm. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn là cách đơn giản nhất để loại bỏ nấm miệng ở người lớn. Đồng thời, cần sử dụng thêm thuốc điều trị nấm họng để hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong số đó là thuốc trị nấm họng Cephalexin, được các chuyên gia khuyên dùng. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh Beta-lactam và được sản xuất dưới dạng viên nén.

Nấm họng có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh không tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Đối tượng dễ nhiễm nấm họng ở người lớn là ai 3

>>>>>Xem thêm: Cách nhận biết hỏng men răng và cách khắc phục hiệu quả

Thuốc trị nấm họng người lớn Cephalexin

Trên đây là những thông tin về bệnh nấm họng ở người lớn, đối tượng có nguy cơ nhiễm cao, cùng với đó là loại thuốc điều trị hiệu quả. Hy vọng rằng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc, để từ đó có thêm những kiến thức bổ ích, chủ động ngăn ngừa và điều trị bệnh nấm họng một cách hiệu quả.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *