Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Bên cạnh dinh dưỡng, giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Việc trẻ quá ít hay quá nhiều đều tác động không tốt tới sức khỏe. Chính vì thế, nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ được ba mẹ đặc biệt quan tâm.

Bạn đang đọc: Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trong giai đoạn sơ sinh, ăn và ngủ là 2 hoạt động chính trong ngày của trẻ. Nếu như trẻ sơ sinh mới chào đời gần như ngủ cả ngày đêm và chỉ dậy ăn khi đói, khi đi vệ sinh thì trẻ 4 tháng tuổi đã có thêm những thời gian thức để phát triển các kỹ năng vận động, nhận thức. Lúc này thời gian ngủ của trẻ sẽ không nhiều như lúc mới chào đời. Tuy nhiên vẫn có những trẻ ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường và hay thức chơi vào ban đêm khiến ba mẹ vô cùng lo lắng, thậm chí ám ảnh vì cảnh “ngủ ngày chơi đêm”. Vậy trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và nên làm gì để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ?

Vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Chất lượng của giấc ngủ rất quan trọng và có liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng về thể chất, trí thông minh, chỉ số cảm xúc EQ, nhất là chiều cao của trẻ. Bởi hormone tăng trưởng trong cơ thể thường được sản xuất nhiều nhất trong giấc ngủ và đạt đỉnh trong khoảng từ 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Cụ thể, khi trẻ ngủ sâu giấc các tế bào não bộ sẽ tăng cường hoạt động hơn, đồng thời sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển tối ưu nhất. Vì thế, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, đặc biệt là vấn đề trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ.

Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? 1

Trẻ 4 tháng ngủ đủ giấc sẽ luôn vui vẻ, phát triển toàn diện

Một số lợi ích của giấc ngủ ngon đối với trẻ 4 tháng tuổi như giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, thể chất, trí não, giúp trẻ cải thiện tâm trạng, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp trẻ ăn ngon và năng động hơn.
Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó có 2 loại giấc ngủ gồm ngủ nhanh và giấc ngủ chậm. Ngủ nhanh hay giấc ngủ REM chính là giấc ngủ nông chiếm khoảng 50% thời gian ngủ của trẻ. Lúc này, trẻ sẽ nằm mơ và có thể cử động mắt nhanh khiến nhiều ba mẹ cho rằng trẻ ngủ không ngon. Còn giấc ngủ chậm hay Non-REM chính là thời gian ngủ mà mắt của trẻ không cử động. Trung bình một giấc ngủ sẽ trải qua 4 giai đoạn từ khi có cơn buồn ngủ, ngủ lơ mơ, ngủ sâu cho đến khi trẻ ngủ rất sâu và không có bất cứ cử động nào.

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ ngủ quá ít hoặc quá nhiều có sao không?

Thời gian ngủ chuẩn của trẻ 4 tháng

Bước vào tháng thứ 4, trẻ đã có rất nhiều thay đổi cả về vận động và nhận thức, đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ngủ của trẻ. Lúc này trẻ đã có thể tự lẫy lật thành thạo, có khả năng nhận biết màu sắc, hoàn thiện khả năng nghe, biết cách cầm nắm, thậm chí nhiều trẻ đã bắt đầu xuất hiện những chiếc răng sữa đầu tiên. Thời điểm này, trẻ cũng sẽ thức chơi nhiều và ngủ ít hơn giai đoạn trước. Vậy trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ để phát triển khỏe mạnh?

Ở giai đoạn này, cần đảm bảo thời gian ngủ của trẻ từ 14 đến 15 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả thời gian ngủ ban ngày và ban đêm. Trong đó, trẻ sẽ ngủ khoảng 6 tiếng ban ngày với những giấc ngủ ngắn đan xen và giấc ngủ dài 8 đến 9 tiếng tiếng vào ban đêm. Một số trường hợp trẻ đã có thể ngủ xuyên đêm hoặc thức dậy 1 lần giữa đêm để ăn sữa.

Trẻ 4 tháng ngủ quá ít

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ đủ thời gian trên, trường hợp trẻ ngủ quá ít dưới 10 tiếng mỗi ngày có thể gọi là ngủ ít, ngủ không đủ giấc. Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như do môi trường, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng hoặc một số bệnh lý. Việc xác định đúng nguyên nhân là vô cùng quan trọng để lựa chọn giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Mắt đổ ghèn: Nguyên nhân và cách điều trị

Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? 2
Trẻ ngủ ít chơi nhiều vào ban đêm là nỗi ám ảnh của nhiều ba mẹ

Trẻ sơ sinh ngủ ít hơn bình thường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và nhận thức mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khi trẻ không ngủ đủ giấc sẽ chậm phát triển chiều cao và trí não hơn so với trẻ ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, trẻ ngủ ít thường khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng tới giấc ngủ của người thân trong gia đình.

Trẻ 4 tháng ngủ quá nhiều

Ngược lại, nếu trẻ ngủ quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác như ăn, vận động. Đặc biệt, với các trường hợp trẻ ngủ quá lâu trong một cữ thì cần đánh thức để tránh tình trạng hạ đường huyết do nhịn quá lâu. Bên cạnh đó, trẻ ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó nên ba mẹ cần theo dõi nếu có bất thường nghi ngờ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Còn nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động khác như chơi ngoan, vui vẻ, bú tốt thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Cách giúp trẻ 4 tháng tuổi ngủ đủ thời gian

Bên cạnh vấn đề nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ thì nhiều trường hợp trẻ lại ngủ quá ít so với thời gian cần thiết khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Để trẻ ngủ đủ thời gian, ba mẹ hãy áp dụng một số cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan dưới đây:

  • Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, luyện trẻ phân biệt ngày và đêm.
  • Tập thói quen đi ngủ ngay khi có tín hiệu.
  • Luyện cho trẻ cách tự ngủ và không phụ thuộc vào người lớn hay môi trường xung quanh.
  • Không cho trẻ ăn quá no hay quá đói sát giờ ngủ.
  • Hạn chế cho trẻ vận động hay kích thích quá mức khiến trẻ khó vào giấc.
  • Cho trẻ vào không gian ngủ ngay khi đến giờ hoặc khi có dấu hiệu từ trẻ.
  • Tạo không gian ngủ thoáng và cho trẻ mặc quần áo ngủ mềm mại, thoải mái, đủ ấm.
  • Thiết lập nhiệt độ phòng ngủ vừa đủ, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? 3

>>>>>Xem thêm: Dấu vân tay có di truyền không? Quá trình hình thành vân tay

Môi trường ngủ của trẻ cần rộng rãi, sạch sẽ, thoải mái

Có thể thấy việc trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã phần nào giúp ba mẹ giải tỏa được lo lắng trên hành trình nuôi dạy con khỏe mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *