Nghiện công việc có phải kẻ giết người thầm lặng?

Ngày nay, đối mặt với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, nhiều người không còn xa lạ với việc phải thức đêm để hoàn thành deadline, điều mà dường như trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của những người làm việc văn phòng. Tuy nhiên, có những cá nhân bị cuốn vào vòng quay trở thành người nghiện công việc, đến mức họ thường xuyên quên đi ăn uống và quên cả việc chăm sóc sức khỏe.

Bạn đang đọc: Nghiện công việc có phải kẻ giết người thầm lặng?

Cùng với sự phát triển toàn cầu thì áp lực về đời sống kinh tế ngày càng tăng cao, nghiện công việc đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý, tác động không chỉ đến tâm lý mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về đề tài này, để xem liệu nghiện công việc có thể được coi là kẻ giết người thầm lặng hay chỉ là một phản ứng tạm thời trước những yêu cầu ngày càng tăng cao của công việc và cuộc sống hiện đại.

Dấu hiệu của một người bị nghiện công việc

Những người mắc chứng nghiện công việc thường không thể dừng lại, thậm chí trong những công việc không cần thiết, và liên tục bị ám ảnh bởi ý nghĩ về hiệu suất làm việc của mình. Để nhận biết chính xác tình trạng nghiện công việc, bạn có thể tham khảo những dấu hiệu cảnh báo sau đây:

  • Thường xuyên mang công việc từ công ty về nhà.
  • Thường xuyên ở lại văn phòng đến tối muộn.
  • Không ngừng kiểm tra email và tin nhắn công việc ngay cả khi ở nhà hay cả trong thời gian nghỉ ngơi.
  • Bên cạnh đó, nếu thời gian dành cho gia đình, những buổi hẹn hò, tụ tập, các hoạt động giải trí hay thời gian chăm sóc bản thân bị ảnh hưởng bởi lịch trình làm việc dày đặc, có thể bạn đang phải đối mặt với tình trạng tham công tiếc việc.

Nghiện công việc có phải kẻ giết người thầm lặng? 1

Những người mắc chứng nghiện công việc thường xuyên mang công việc từ công ty về nhà

Các nhà nghiên cứu đã sáng tạo một công cụ đo lường mức độ nghiện công việc được gọi là thang đo Bergen. Công cụ này đánh giá dựa trên 7 tiêu chí cơ bản để xác định chứng nghiện việc:

  • Bạn cố gắng để có thêm nhiều thời gian hơn cho công việc.
  • Thời gian bạn dành cho công việc luôn chiếm nhiều hơn so với kế hoạch ban đầu.
  • Sử dụng công việc như một cách để giảm căng thẳng, cảm giác bất lực và trầm cảm.
  • Bạn không nghe theo lời khuyên giảm bớt khối lượng công việc từ người khác.
  • Gặp phải tình trạng căng thẳng khi không có công việc để làm.
  • Hy sinh sở thích, thói quen tập thể dục và các hoạt động giải trí của bản thân vì công việc.
  • Làm việc quá nhiều đến mức gây hại cho sức khỏe cơ thể.

Nếu bạn chọn câu trả lời “có” cho ít nhất 4/7 câu hỏi trên, điều này cho thấy bạn có khả năng mắc phải chứng nghiện công việc.

Nghiện công việc có phải kẻ giết người thầm lặng?

Nghiện công việc có phải kẻ giết người thầm lặng? Như các chuyên gia đã chỉ ra, tương tự như các hình thức nghiện khác, nghiện công việc có thể tạo ra một loạt các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Các tác động này bao gồm: Cảm giác lo lắng, căng thẳng liên quan đến công việc, gia tăng khả năng nghỉ việc, kèm theo các triệu chứng liên quan như: Đau bụng, đau đầu, và nhiều vấn đề khác.

Đồng thời, nghiện công việc cũng có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu thêm: Tham khảo giá bán Sắc Ngọc Khang bao nhiêu tiền 1 hộp?

Nghiện công việc có phải kẻ giết người thầm lặng? 2
Nghiện công việc có thể dẫn đến trầm cảm

Hơn nữa, triệu chứng nghiện công việc có thể tác động đến các mối quan hệ cá nhân của bạn, khi bạn dành quá nhiều thời gian vào công việc sẽ tạo ra khoảng cách giữa bạn và những người xung quanh, dẫn đến tình trạng cô đơn và cảm giác tách biệt khỏi mọi người ngày càng gia tăng. Điều đặc biệt là, tình trạng nghiện công việc đôi khi còn đi kèm với các rối loạn tâm thần khác như: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Mặc dù có những dấu hiệu rõ ràng, nhưng những người mắc chứng nghiện công việc thường có xu hướng từ chối thừa nhận tình trạng của họ, dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn. Để giảm rủi ro này, quan trọng là nên duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý nếu cần và xem xét lại quan điểm về công việc của bản thân.

Các biện pháp giúp cai nghiện công việc mà bạn cần biết

Cai nghiện công việc đòi hỏi sự nhận thức của bản thân và áp dụng các biện pháp cụ thể để tạo ra một sự cân bằng lành mạnh trong môi trường làm việc. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giúp cai nghiện công việc:

Đón nhận sự giúp đỡ

Mở cửa trái tim và chia sẻ những áp lực công việc của bạn với những người xung quanh. Hãy sẵn lòng nhận sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, và tránh thói quen tự mình gánh hết mọi việc mà không nhờ đến sự hỗ trợ, tránh trạng thái quá tải và luôn đối diện với những thời hạn gấp rút.

Thiết lập kế hoạch việc cần làm trong ngày

Làm việc hiệu quả đồng nghĩa với việc bạn cần tận dụng một cách tối đa thời gian làm việc của mình. Năng suất làm việc có thể được cải thiện đáng kể nếu bạn có kế hoạch rõ ràng về công việc của mình như: Biết rõ công việc cần thực hiện, xác định thời gian cần dành cho mỗi nhiệm vụ, đánh giá độ ưu tiên của công việc và quyết định những công việc nào cần được xử lý đầu tiên.

Ra ngoài nhiều hơn

Thay vì chỉ ngồi trước màn hình máy tính suốt cả ngày, bạn nên dành thời gian để khám phá và tích lũy thêm trải nghiệm cho bản thân. Việc thường xuyên tham gia các hoạt động du lịch sẽ giúp tạo ra sự đổi mới bầu không khí, giảm stress, đồng thời giúp bạn cân bằng lại cuộc sống cá nhân.

Nghiện công việc có phải kẻ giết người thầm lặng? 3

>>>>>Xem thêm: Gợi ý một vài tinh dầu trị thâm phổ biến và lưu ý khi sử dụng

Bạn nên dành thời gian để khám phá thế giới bên ngoài và tích lũy thêm trải nghiệm cho bản thân

Nếu bạn cảm thấy tâm lý bản thân đang bị ảnh hưởng tiêu cực vì làm việc quá nhiều mà không thể tự điều chỉnh được thì bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.

Tóm lại, đánh đổi sức khỏe và niềm vui của bản thân không phải là lựa chọn thông minh để tiếp tục chặng đường sự nghiệp dài lâu. Sự cân bằng là chìa khóa, vì mọi thứ đều có mức độ, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Để đạt được thành công, trước tiên phải biết trân trọng và yêu thương bản thân. Hy vọng các bạn nghiện công việc đọc được bài viết này sẽ biết cách điều chỉnh được mức độ làm việc và dành thời gian cho bản thân nhiều hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *