Ngộ độc dầu hỏa sẽ khiến dầu trào ngược vào phổi gây nên viêm phổi nặng, đặc biệt có một số trường hợp sẽ tử vong. Vậy cách sơ cứu như thế nào, bạn đã biết chưa?
Bạn đang đọc: Ngộ độc dầu hỏa và cách sơ cứu nhanh khi mắc phải
Việc sơ cứu nhanh khi bị ngộ độc dầu hỏa là rất cần thiết, giúp hạn chế tối đa các tổn thương mà ngộ độc gây ra cho cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay về ngộ độc dầu hỏa và cách sơ cứu trong trường hợp này nhé!
Sự nguy hiểm của ngộ độc dầu hỏa
Dầu hỏa (Kêrôsin) được biết đến là hỗn hợp của các hydrocacbon dạng lỏng không màu, mùi hắc, dễ bốc cháy. Nó được chế biến từ việc chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ từ 150 độ C đến 275 độ C. Trước đây, dầu hỏa thường được sử dụng phổ biến để làm nhiên liệu cho đèn dầu. Ngày nay nó được sử dụng để làm nhiên liệu cho máy bay phản lực.
Ngộ độc dầu hỏa có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
Tại các nước chậm phát triển ngoài việc sử dụng dầu hỏa để thắp đèn, nó còn được dùng làm nguyên liệu cho các bếp dầu để nấu ăn. Hiện tại, dầu hỏa không còn được tinh khiết như trước, chứa nhiều tạp chất hơn thậm chí có cả những mảnh vụn thể rắn.
Dầu hỏa chứa nhiều chất dẫn như mazui, benzen, xăng… chính vì thế ở dạng hơi chúng có mùi hắc, khó chịu và dễ gây ngộ độc khi hít vào phổi. Ngộ độc dầu hỏa thường khó xác định được liều lượng. Nó thường tác dụng kích thích chỗ tiếp xúc và gây mê với liều cao. Khi ngộ độc thường thường sẽ kéo theo bệnh viêm phổi.
Vì là hợp chất của các hydrocacbon nên ngộ độc dầu hỏa được liệt vào nhóm ngộ độc hydrocarbon. Khi các hydrocacbon vô tình bị hít vào phổi, đối với trẻ em biến chứng nặng nhất sẽ là nôn ói gây viêm phổi nặng.
Các triệu chứng của ngộ độc dầu hỏa
- Ngộ độc do hít trực tiếp: Nạn nhân ngay lập tức rơi vào tình trạng choáng váng như say rượu, đỏ mặt, rối loạn tiêu hóa, tinh thần hỗn loạn.
- Ngộ độc do uống dầu hỏa: Nạn nhân gặp tình trạng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy. Đặc biệt sau khi nôn mửa bệnh nhân sẽ kèm theo hít phải dầu hỏa vào phổi.
- Tình trạng dầu hỏa đi vào phổi và người bệnh có tiền sử viêm phổi: Ngay khi dầu hỏa đi vào phổi, nạn nhân sẽ xuất hiện các cơn ho dữ dội, khạc ra máu, khó thở. Ho nhiều gây nôn mửa là điều kiện chính xác cho việc xuất hiện hội chứng Mendelson do hít phải dịch vị, dầu hỏa.
Nạn nhân mắc viêm phổi thường ở hai bên vùng đáy đi kèm với phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.
Việc ngộ độc dầu hỏa thường bắt gặp ở trẻ em, theo thống kê vào năm 2002, bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 ở thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 200 ca ngộ độc dầu hỏa ở trẻ nhỏ.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá liệu pháp bổ trợ và liệu pháp thay thế trong điều trị ung thư
Đa số các ca mắc ngộ độc dầu hỏa thường xảy ra ở trẻ nhỏCách sơ cứu nhanh khi bị ngộ độc dầu hỏa
Khi bị ngộ độc, dầu hỏa thường trào ngược vào phổi dẫn đến viêm phổi nặng. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến biến chứng tràn dịch phổi, tràn khí phổi. Chính vì thế việc sơ cứu nhanh là rất cấp bách và cần thiết ngay khi bệnh nhân mới bị ngộ độc.
Đôi khi, ở một số trạm cấp cứu cũng thường mắc sai lầm khi cấp cứu đối với ngộ độc dầu hỏa. Điều này làm bệnh trở nặng khi tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân.
Theo các lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, khi bệnh nhân bị ngộ độc dầu hỏa hay bất kỳ một loại hóa chất nào thuộc nhóm hydrocacbon thì người thân cũng cần bình tĩnh giải quyết. Không nên tự ý sơ cứu cho bệnh nhân bằng việc chữa mẹo, cho uống nhiều nước hay ăn rau củ. Mọi sơ cứu cần theo bác sĩ và có thể tham khảo theo chỉ dẫn cụ thể dưới đây:
- Nếu bị ngộ độc dầu hỏa do hít vào thì cần phải sơ cứu bằng cách cho thở oxy và kháng sinh, tuyệt đối không được rửa dạ dày cho bệnh nhân.
- Nếu bị ngộ độc do uống phải dầu hỏa thì nên uống peca từ 0.5 đến 1.5g. Tuy nhiên, chống chỉ định rửa dạ dày khi uống phải dầu hỏa hoặc các chất cùng nhóm hydrocacbon. Chỉ được rửa dạ dày khi uống phải một lượng lớn và có khả năng biến chứng nguy hiểm.
- Nếu bệnh nhân bị ngộ độc rơi vào tình trạng hôn mê thì cần hô hấp hỗ trợ và đặt nội khí quản, thông khí mạnh để giúp cơ thể bệnh nhân đào thải chất độc của dầu hỏa khỏi phổi.
>>>>>Xem thêm: Lịch sinh hoạt bé 6 tháng tuổi chuẩn khoa học
Việc hít quá nhiều dầu hỏa dễ khiến bệnh nhân rơi vào hôn mêSơ cứu đối với trẻ nhỏ nếu bị ngộ độc dầu hỏa:
- Nếu khó thở, mặt tím tái: Nên cho thở oxy, tránh tuyệt đối thở oxy qua nội khí quản vì dễ gây tràn khí phổi.
- Nếu tụt huyết áp: Nên cho Metaraminol (Aramin) 1 ống 1ml (0,01g) tiêm bắp.
- Nếu rối loạn thông khí quan trọng thì nên sử dụng corticoid.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về ngộ độc dầu hỏa cũng như cách sơ cứu nhanh cho người mắc phải ngộ độc để tránh việc bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ra biến chứng cho người bệnh. Theo dõi nhà thuốc Long châu để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể