Ngộ độc dứa là gì? Ngộ độc dứa gây ra những triệu chứng gì và cách chữa trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Ngộ độc dứa: Triệu chứng, phương pháp chữa trị và cách phòng tránh
Dứa là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày với đa dạng loại phương pháp chế biến khác nhau. Dứa mang đến nguồn vitamin dồi dào nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra ngộ độc cho con người.
Ngộ độc dứa là gì? Các dấu hiệu ngộ độc dứa thường thấy
Dứa là trái cây rất giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt nó là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cùng với các vitamin khác như vitamin A, vitamin K, vitamin B6, choline, canxi, kẽm… Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt vời để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng cúm, cảm lạnh, ho khan.
Người có cơ địa quá nhạy cảm rất dễ mắc ngộ độc dứa
Tuy nhiên, có một vài trường hợp sau khi ăn dứa sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, khó chịu, ngộ độc là do dị ứng với nấm Candida trepicalis được ký sinh ở mắt của quả dứa, đặc biệt những quả đã dập nát lại là môi trường thuận lợi để loài nấm này ký sinh, việc cắt không kỹ các mắt này khỏi dứa sẽ gây cho người sử dụng dị ứng dẫn đến ngộ độc dứa.
Ngoài biểu hiện nôn mửa khi ngộ độc dứa, bệnh nhân có thể gặp các trường hợp sau: Ngứa ngáy toàn thân, miệng lưỡi tê dại cơ thể chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Ngoài ra đối với người có cơ thể quá nhạy cảm có thể sẽ bị lạnh da, mạch đập nhanh, huyết áp hạ…
Cách xử lý khi bị ngộ độc dứa
Nếu phát hiện người bệnh triệu chứng ngộ độc nhẹ, chúng ta có thể xử lý ngay tại nhà bằng cách gây nôn cho bệnh nhân. Cụ thể nên dùng tay đưa sâu vào họng cho nôn hết ra những thứ đã ăn phải, lưu ý cần khử trùng tay sạch sẽ trước khi thực hiện và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết chứ không lạm dụng phương pháp này.
Ngoài ra có thể cho bệnh nhân sử dụng than hoạt tính (là thuốc dùng để điều trị ngộ độc) để giải trừ chất độc của dứa trong cơ thể. Lưu ý dùng khoảng 20g pha trong 200ml nước. Nên uống lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn và 25 – 30g ở trẻ em.
Trong trường hợp bị ngộ độc nặng khi phát hiện triệu chứng khó thở, suy hô hấp… nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi được đưa vào cơ sở y tế bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước trong cơ thể do nôn mửa hoặc tiêu chảy, việc lưu ý trụy tim mạch (là tình trạng mất nhịp tim một cách đột ngột, dễ gây ngừng thở) do sốc dị ứng là rất cần thiết. Nên theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương để thuận lợi cho quá trình truyền dịch.
Cách phòng tránh ngộ độc dứa
Chế biến đúng cách cũng góp phần rất quan trọng trong việc phòng tránh ngộ độc dứa. Đối với dứa đã cắt thành từng miếng, ta nên ngâm với nước muối nhạt khoảng 10 phút, các men phân giải protein trong dứa sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy đến khi ăn sẽ tránh được tình trạng rát lưỡi ngoài ra còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời cũng làm cho dứa gia tăng vị ngọt và thơm hơn.
Tìm hiểu thêm: Thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ không?
Việc ngâm dứa trong nước muối tránh được các bệnh dị ứngTuy nhiên sẽ có trường hợp trẻ nhỏ sau khi ăn dứa được ngâm trong nước muối, có hiện tượng môi bị sưng đỏ do mẫn cảm với dứa. Nguyên nhân của vấn đề này là thời gian ngâm dứa trong nước muối chưa đủ để loại bỏ hoàn toàn hoạt tính của protease, thế nên vẫn bị dị ứng. Ngược lại nếu ngâm dứa trong thời gian quá lâu cũng không tốt, vì điều này sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có trong dứa và còn tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể xào nấu dứa dưới nhiệt độ cao sẽ làm dứa mất đi những chất độc hại, vì vậy việc ăn dứa đối với người mẫn cảm không còn là vấn đề lớn.
Cũng nên lưu ý việc cho người mẫn cảm, người già, trẻ em… ăn dứa, vì khi sử dụng dứa không đúng cách hoặc ăn quá nhiều dễ gây ra tình trạng dị ứng với các triệu chứng: Sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở.
Người bị huyết áp cao không nên sử dụng dứa, vì trong dứa có serotonin làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao song có thể làm tăng huyết áp.
Ăn dứa an toàn và đúng cách:
- Với trường hợp ăn liền: Sau khi cắt bỏ vỏ dứa và các mắt dứa, thái thành những miếng nhỏ rồi ngâm muối. Sau đó dùng nước sạch rửa dứa để loại bỏ vị mặn của muối. Không nên ăn dứa lúc đói bụng do protease có trong dứa sẽ làm tổn thương dạ dày. Ăn dứa sau bữa cơm ngoài việc tráng miệng nó còn giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Với trường hợp nấu chín: Sau khi gọt vỏ và thái thành từng lát, bạn nên đun chín dứa trong nước rồi ăn hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Protease trong dứa sẽ biến chất nếu được nấu ở nhiệt độ 45 – 50 độ C, khi lên đến 100 độ C sẽ có đến 90% protease bị phá vỡ. Ngoài ra, glycoside trong dứa cũng bị loại bỏ giúp cơ thể tránh ảnh hưởng tới da và cổ họng. Serotonin được hòa tan trong nước giúp loại bỏ nguy cơ co thắt huyết quản mạnh và tăng huyết áp.
>>>>>Xem thêm: Mắt đỏ khi bị Covid có thể là triệu chứng mới cần lưu ý
Ăn dứa rất tốt cho việc tiêu hóaTrên đây là thông tin về ngộ độc dứa và phương pháp chữa trị, phòng tránh. Hãy luôn sử dụng thực phẩm đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé!
Minh Hạnh
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể