Ngộ độc Imidacloprid là gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Tình trạng ngộ độc Imidacloprid ngày càng xảy ra nhiều ở nước ta. Và nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về tình trạng ngộ độc này thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn đấy!

Bạn đang đọc: Ngộ độc Imidacloprid là gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Imidacloprid là thành phần chính trong các sản phẩm thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên nếu để bị ngộ độc Imidacloprid sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe của cơ thể. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng ngộ độc Imidacloprid nhé!

Các sản phẩm có chứa Imidacloprid rất đa dạng, tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau như lỏng, bột mịn, viên hoặc các gói hòa tan trong nước.

Imidacloprid là gì?

Hoạt chất Imidacloprid là một chất diệt côn trùng, nó sẽ tác động đến dây thần kinh giao cảm, làm tê liệt quá trình truyền tải thông tin về thần kinh trung ương. Imidacloprid có đặc điểm khá giống với Nicotine. Ngày nay, Imidacloprid được dùng phần lớn để diệt nấm mối trong nhà, côn trùng trong trồng trọt và các loại bọ chét ký sinh trên vật nuôi. Lần đầu tiên Imidacloprid được ứng dụng vào các sản phẩm là vào năm 1994 tại Hoa Kỳ.

Ngộ độc Imidacloprid là gì? Nguyên nhân và cách xử lý 1 Imidacloprid là thành phần có trong các chất diệt côn trùng

Nguyên nhân và triệu chứng khi bị ngộ độc Imidacloprid

Có nhiều cách khiến bạn tiếp xúc với hoạt chất này nhưng đa số là do dính vào da, vào mắt, hít trúng và nuốt phải. Có thể bạn nuốt phải Imidacloprid trong lúc cầm thức ăn mà quên chưa rửa tay sau khi vừa dùng hóa chất. Hoặc tiếp xúc với Imidacloprid qua da nếu bạn không may chạm vào các sản phẩm có chứa Imidacloprid. Vì Imidacloprid là một loại thuốc trừ sâu toàn thân, bạn có thể đưa Imidacloprid vào cơ thể nếu ăn trái cây, lá hoặc rễ cây được trồng trong đất được xử lý bằng loại chất này.

Tuy Imidacloprid là một chất khá độc hại nhưng lại không dễ đi qua da khi tiếp xúc. Tuy nhiên, nó lại có thể đi qua niêm mạc của dạ dày và đặc biệt là phần ruột. Nếu để Imidacloprid xâm nhập vào trong cơ thể, nó sẽ đi theo máu di chuyển khắp cơ thể. Imidacloprid sẽ bắt đầu bị phá vỡ trong gan và sau đó được loại bỏ khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu.

Khi không may bị ngộ độc thuốc trừ sâu, cơ thể sẽ gặp những triệu chứng đặc trưng như:

  • Tình trạng sức khỏe chung khá yếu và đặc biệt khó chịu.
  • Vùng da bị kích ứng, có cảm giác như bỏng rát, toát nhiều mồ hôi, da sạm tái hẳn đi.
  • Mắt bị ngứa, cũng có cảm giác bỏng, chảy nước mắt nhiều, mắt nhìn không rõ ràng, đồng tử co lại hoặc giãn ra.
  • Hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, miệng và họng rát, tiết nước bọt thường xuyên, nôn, mửa, đau bụng và tiêu chảy.
  • Hệ thần kinh bị tác động với triệu đau đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, co giật, choáng váng, nói líu lưỡi, và mất đi ý thức.
  • Hệ hô hấp cũng có triệu chứng ho, tức ngực, khó thở và thở nghe khò khè…

Tìm hiểu thêm: Ù tai gây mất ngủ có nguy hiểm không?

Ngộ độc Imidacloprid là gì? Nguyên nhân và cách xử lý 2 Ngộ độc Imidacloprid sẽ thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau

Hậu quả và cách sơ cứu khi ngộ độc Imidacloprid

Imidacloprid khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, sưng phổi, sưng màng não, tim mạch bị dừng đột ngột, hôn mê… Đặc biệt nghiêm trọng nhất là tổn thương cho phổi, sau đó đến xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục. Nếu gặp trường hợp ngộ độc nặng, diễn tiến phức tạp hơn rất nhiều sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê sâu, toan chuyển hóa, suy đa tạng, suy hô hấp nặng nề chỉ trong một thời gian khá ngắn.

Đối với trường hợp nhẹ, da và mắt dính phải hóa chất, cần phải nhanh chóng rửa ngay mắt bằng một lượng nước sạch nhiều lần trong thời gian khoảng 5 phút. Thay ngay quần áo trên người và rời khỏi nơi bị nhiễm độc. Nên tắm cho nạn nhân bằng nước sạch và xà phòng trong vòng 10 phút. Nếu không có sẵn nguồn nước tại nơi đó, cần phải lau da bằng quần áo và giấy lau.

Trong trường hợp ngộ độc nặng, rất có thể bị ngừng thở, vì vậy phải tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo. Hãy cẩn thận trước khi thực hiện, nếu thấy nạn nhân không uống nhưng bị nhiễm độc thông qua phương thức khác thì có thể hô hấp nhân tạo bằng thổi qua miệng. Đặt nạn nhân nằm với tư thế ngửa cổ và giữ một tay sau gáy. Dùng tay khác đặt lên trán và dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ giữ mũi không cho không khí thoát ra ngoài. Để miệng áp sát và thổi mạnh vào miệng của nạn nhân. Phải thổi hơi đủ mạnh vào miệng nạn nhân để giúp nạn nhân thông phổi, khi thổi hơi chú ý vào ngực nạn nhân để xem phổi có phồng lên không. Nếu hô hấp được phục hồi thì ngực sẽ thở phồng lên, khi đó không cần tiếp tục thổi nữa mà để nạn nhân tự thở ra. Tiếp tục thêm một lần nữa, cứ như vậy thực hiện từ 10 đến 12 lần trong một phút, mỗi lần thổi trong vòng 5 giây.

Nếu như phát hiện nạn nhân có uống thuốc chứa Imidacloprid thì phương pháp hô hấp nhân tạo bằng thổi hơi sẽ không được sử dụng vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người sơ cấp cứu, đối với trường hợp này phải sử dụng máy thở hỗ trợ.

Ngộ độc Imidacloprid là gì? Nguyên nhân và cách xử lý 3

>>>>>Xem thêm: Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai có sao không?

Khi bị ngộ độc Imidacloprid cần tới ngay các cơ quan y tế để được chữa trị kịp thời

Trên đây là những thông tin về ngộ độc Imidacloprid cùng một số cách sơ cứu. Bạn có thể áp dụng khi bản thân hoặc những người xung quanh không may gặp phải tình trạng trên. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *