Ngộ độc Insulin và những điều có thể bạn chưa biết

Hormone Insulin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên nếu sử dụng Insulin quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc. Hãy đọc bài viết dưới đây để trang bị thêm những kiến thức về ngộ độc Insulin nhé!

Bạn đang đọc: Ngộ độc Insulin và những điều có thể bạn chưa biết

Hiện nay việc sử dụng Insulin để chữa bệnh trở nên khá phổ biến. Theo đó, ngộ độc Insulin cũng xảy ra ngày một nhiều hơn. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này nha!

Insulin là một chất rất quen thuộc, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hay những người có người thân mắc chứng bệnh này.

Insulin là gì? Các triệu chứng khi ngộ độc Insulin

Insulin được biết đến là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy tiết ra ở tuyến tụy. Chúng giúp chuyển hóa các chất carbohydrate có trong cơ thể. Ngoài ra, Insulin còn có tác dụng chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng ATP nhằm cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Bên cạnh đó, Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm nồng độ Glucose có trong máu.

Khi ngộ độc Insulin bạn có thể gặp một số triệu chứng như: Bồn chồn, chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thị lực, đói, mệt mỏi, khó chịu, toát mồ hôi hoặc run tay.

Ngộ độc Insulin và những điều có thể bạn chưa biết 1 Có rất nhiều triệu chứng nhận biết khi bị ngộ độc Insulin

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc Insulin

Có rất nhiều lý do khiến người dùng bị ngộ độc Insulin nhưng đa số là các nguyên nhân sau:

  • Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Người dùng không đọc kỹ hoặc do không hiểu đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Sử dụng nhầm loại Insulin: Ví dụ như bệnh nhân thường sử dụng 30 đơn vị loại Insulin có tác dụng kéo dài và 10 đơn vị Insulin có tác dụng ngắn, bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn liều lượng sử dụng của hai loại này với nhau.
  • Không ăn trước khi sử dụng Insulin: Việc tiêm Insulin thường được thực hiện trước bữa ăn hoặc trong khi ăn. Sau khi ăn hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng lên. Do đó, nếu tiêm Insulin mà không ăn sẽ dẫn tới hạ đường huyết nghiêm trọng, rất nguy hiểm.
  • Vô tình tiêm thuốc hai lần: Rất có thể bệnh nhân quên rằng mình đã tiêm thuốc sau đó lại tiêm thêm lần nữa trong một ngày.
  • Gặp khó khăn khi nhìn các con số hoặc phân loại trên bút hoặc ống tiêm: Vấn đề này thường xảy ra phần lớn ở các bệnh nhân lớn tuổi hoặc người có bệnh về thị lực.

    Tìm hiểu thêm: Top 6 dầu gội kích thích mọc tóc được ưa chuộng hiện nay

    Ngộ độc Insulin và những điều có thể bạn chưa biết 2 Sử dụng thuốc nhiều lần là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc Insulin

Cách xử lý khi ngộ độc Insulin

Khi phát hiện bị ngộ độc, bệnh nhân nên bình tĩnh. Có thể điều trị được theo các bước chỉ dẫn sau đây:

  • Kiểm tra đường huyết: Để xác định mức độ hạ đường huyết nặng hay không. Có rất nhiều trường hợp đường huyết hạ xuống rất thấp nhưng bệnh nhân lại không có dấu hiệu rõ ràng.
  • Cho người bệnh dùng đồ ngọt nếu đã tiêm quá 20 phút: Có thể cho bệnh nhân uống một nửa ly soda, nước hoa quả có vị ngọt, ăn một chiếc kẹo, uống một viên glucose dạng viên nén hoặc gel.
  • Ăn thêm nếu đã tiêm chưa quá 20 phút: Nếu bệnh nhân bỏ bữa bạn nên cho họ ăn cái gì đó ngay. Ví dụ như một món có tinh bột nhưng phải tránh loại thức ăn béo vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Kiểm tra lại lượng đường sau 15 – 20 phút: Nếu cảm thấy chỉ số này vẫn quá thấp, hãy bổ sung thêm nước hoa quả hoặc kẹo. Chú ý phải theo dõi tình hình sau đó vài giờ rồi mới tiếp tục cho ăn thêm.
  • Tiêm glucagon cho người bệnh: Đây là loại thuốc có chức năng ngược lại với Insulin. Nếu bệnh nhân có tiền xử bị hạ đường huyết, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ để mua dự trữ glucagon và được chỉ dẫn sử dụng tại nhà.
  • Nhờ tới các hỗ trợ y tế: Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp lượng đường trong máu vẫn thấp khi đã qua hai giờ hoặc bệnh nhân không khỏe lại, bị co giật, động kinh,…

Các phòng tránh ngộ độc Insulin

Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn phòng tránh ngộ độc Insulin:

  • Tuân thủ cách sử dụng Insulin: Cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng trước khi tiêm thuốc. Vì đây là cách tốt nhất để phòng tránh.
  • Ăn uống khoa học, đúng bữa: Dù bạn không đói nhưng vẫn nên ăn một chút bánh mì, một ít hoa quả hoặc uống một ly sữa. Tuyệt đối không nên bỏ bữa khi đang dùng Insulin.
  • Luôn chuẩn bị kẹo ngọt: Trong trường hợp bạn bị hạ đường huyết, hãy luôn trang bị sẵn kẹo ngọt. Nó sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều đấy!
  • Cho bạn bè và người thân biết: Bạn nên cho người thân biết về triệu chứng cũng như cách xử trí khi mình bị hạ đường huyết. Điều này sẽ giúp họ biết cách xử lý phù hợp nếu không may bạn bị hạ đường huyết và rơi vào tình trạng không tỉnh táo.
  • Mang theo đồng hồ dự báo: Sử dụng một chiếc vòng đeo tay nhận diện báo động y tế để xác nhận rằng mình đang mắc bệnh tiểu đường và đồng hồ này sẽ nhắc nhở bạn sử dụng Insulin nhằm tránh trường hợp sử dụng Insulin nhiều lần trong một ngày.
    Ngộ độc Insulin và những điều có thể bạn chưa biết 3

    >>>>>Xem thêm: U nang buồng trứng bị rong kinh có nguy hiểm không?

    Ăn uống khoa học cũng là cách để hạn chế ngộ độc Insulin

Trên đây là một số thông tin cơ bản để bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng ngộ độc Insulin. Mong rằng bài viết sẽ giúp được ít nhiều cho bạn hoặc những người xung quanh.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *