Như chúng ta đã biết, Iod là chất được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Tuy vậy, nếu không dùng đúng cách sẽ bị ngộ độc Iod. Nào, hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm một loại ngộ độc mới nhé!
Bạn đang đọc: Ngộ độc Iod nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ
Vì cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra Iod nên nó trở thành một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của mọi nhà. Do đó, nhiều người lầm tưởng rằng đây là chất không thể gây ngộ độc. Để nghiên cứu và tìm hiểu thêm về ngộ độc Iod, bạn đừng nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Hiện nay, nguồn cung cấp Iod chính và chủ yếu cho cơ thể chúng ta là thông qua muối Iod.
Contents
Iod và các công dụng đối với cơ thể
Iod là một vi chất có trong tự nhiên, rất cần thiết cho cơ thể con người. Nó tham gia vào quá trình hình thành cũng như duy trì hoạt động sống của mỗi người.
Iod có tác dụng điển hình như:
- Iod được ví như nguyên liệu để tuyến giáp tổng hợp các hormon thyroxin nhằm điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thống thần kinh trung ương.
- Giúp phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể.
- Hỗ trợ, kiểm soát trong quá trình tăng trưởng.
- Chữa lành các tế bào bị tổn thương và trợ giúp quá trình trao đổi chất.
- Ngoài ra, Iod còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa beta – caroten thành vitamin A, tổng hợp protein hay hấp thụ đường ở ruột non.
Iod là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
Nhu cầu Iod đối với của cơ thể của mỗi người
Lượng Iod cần được bổ sung mỗi ngày với từng người là khác nhau. Nó phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi ( được tính bằng microgam), cụ thể:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần 110mcg.
- Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng cần 130mcg.
- Trẻ em từ 1 đến 8 tuổi cần 90mcg.
- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi cần 120mcg.
- Từ 14 đến 18 tuổi cần 150mcg.
- Người trưởng thành cần 150mcg.
- Thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai cần 220mcg.
- Thiếu niên và phụ nữ cho con bú cần 290mcg.
Nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của ngộ độc Iod
Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ngộ độc Iod là do cơ thể liên tục tiếp nạp lượng Iod vượt quá 1000mcg trong một ngày hoặc lạm dụng thuốc bổ sung Iod.
Các triệu chứng đặc trưng nhất có thể xuất hiện hiếm khi quan sát thấy ngộ độc Iod bao gồm:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tiêu chảy.
- Sốt.
- Cổ họng và miệng có cảm giác bỏng rát.
- Đau bụng.
- Gây hôn mê nếu bị ngộ độc nặng.
Tìm hiểu thêm: Mất răng số 7 có niềng răng được không?
Ngộ độc Iod sẽ khiến cho cơ thể rất mệt mỏiKhi bị ngộ độc iod sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể, cụ thể:
- Ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và tác động đến quá trình sản xuất hormone kích thích tuyến giáp gây nên các bệnh lý tuyến giáp hoặc bệnh nhân có thể bị suy giáp.
- Làm tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc và sự xuất hiện của tình trạng viêm thực quản cấp tính, viêm dạ dày ruột, hẹp thực quản.
- Suy giảm chức năng thận do sự xuất hiện của protein trong nước tiểu (protein niệu) hoặc hoàn toàn không có nước tiểu (vô niệu).
Cách xử lý và phòng ngừa ngộ độc iod
Khi phát hiện bệnh nhân bị ngộ độc Iod bạn cần thực hiện các bước sau:
- Liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được giúp đỡ trong thời gian sớm nhất.
- Không nên làm bệnh nhân nôn mửa, trừ trường hợp được yêu cầu như vậy bởi người có kiến thức chuyên môn.
- Nên cho người bệnh uống sữa, bột bắp hoặc bột mì pha với nước. Cứ mỗi 15 phút cho uống sữa 1 lần. Tuy vậy, trường hợp người đó đang có các triệu chứng nôn mửa, co giật hoặc giảm mức độ tỉnh táo khiến họ khó nuốt thì không nên cho họ ăn uống.
- Ghi lại thông tin của người bệnh vì nó sẽ rất hữu ích cho việc hỗ trợ khẩn cấp như tuổi, cân nặng và tình trạng của bệnh nhân.
- Sau khi được cứu chữa kịp thời, cần thay đổi chế độ ăn uống của bệnh nhân nên sử dụng muối không chứa Iod. Ngoài ra, phải giảm tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều Iod như hải sản, rong biển, sữa chua,…
>>>>>Xem thêm: Thành phần sữa rửa mặt Senka có gì nổi bật?
Điều trị ngộ độc Iod kịp thời để tránh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏeCách phòng ngừa ngộ độc Iod
Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc Iod hiệu quả như:
- Không sử dụng thuốc có chứa Iod hoặc bổ sung Iod vào chế độ ăn uống với liều lượng cao.
- Trong sản xuất, bạn không nên làm việc tại nơi sử dụng các chất có chứa Iod không an toàn về mặt hóa học, hàm lượng iod trong không khí không được cao hơn 1m / mét khối. Luôn phải có thiết bị bảo vệ cá nhân và các quy tắc an toàn kỹ thuật cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
Ngộ độc Iod tuy nghe đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Hy vọng bài viết có thể cung cấp một số thông tin cơ bản để bạn có thêm kiến thức cũng như áp dụng cách sơ cứu khi gặp phải trường hợp này.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể