Ngộ độc phospho hữu cơ: Triệu chứng và cách điều trị

Ngộ độc phospho hữu cơ thường phổ biến ở nông thôn vì sử dụng thuốc trong nông nghiệp. Nhiễm độc ở phụ nữ mang thai và người lớn tuổi thường nguy hiểm hơn bình thường.

Bạn đang đọc: Ngộ độc phospho hữu cơ: Triệu chứng và cách điều trị

Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ được sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Dùng để diệt côn trùng trên thực vật hoặc một số ký sinh trùng ở người và động vật như chấy rận và chí. Do việc sử dụng thuốc này ngày càng phổ biến nên ngộ độc phospho hữu cơ cấp tính ngày càng nhiều. Ngộ độc phospho hữu cơ có thể gây chết người nên cần điều trị nhanh chóng và dứt điểm.

Ngộ độc phospho hữu cơ

Hoá chất phospho hữu cơ thuộc nhóm ức chế cholinesterase. Ngộ độc phospho hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao trong các trường hợp ngộ độc cấp nhập viện.

Hợp chất phospho hữu cơ dễ được hấp thụ qua da, đường tiêu hoá và hô hấp. Nguyên nhân ngộ độc có thể do sử dụng sai cách, tự tử, tai nạn,… Các triệu chứng nhiễm độc khác nhau tùy theo mức độ và cách thức bị nhiễm độc. Thời gian từ lúc nhiễm bệnh cho đến khi xảy ra triệu chứng thường dưới 12 tiếng.

Ngộ độc phospho hữu cơ: Triệu chứng và cách điều trị 1 Ngộ độc phospho hữu cơ có thể nguy hiểm cho tính mạng

Đặc điểm lâm sàng

Các triệu chứng ngộ độc phospho hữu cơ từ nhẹ đến nặng gồm hội chứng trung gian, hội chứng thần kinh muộn và hội chứng cholinergic. Tuy nhiên để phục vụ cấp cứu thì tập trung vào hội chứng cholinergic. Hội chứng gồm 3 thành phần khác như:

Hội chứng Muscarin

Cơ chế: Bằng cách ức chế acetylcholinesterase, nó làm giảm sự phân hủy acetylcholine và gây ra kích thích hậu phó giao cảm.

Biểu hiện: Co thắt cơ trơn, co thắt phế quản gây tức ngực, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đồng tử co lại. Tăng tiết dịch phế quản, chảy nước mắt, ảnh hưởng đến tim mạch gây giảm nhịp tim, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, tiểu không tự chủ.

Hội chứng Nicotin

Cơ chế: Do tích tụ acetylcholin ở bản vận động gây rối loạn thần kinh cơ hoặc kích thích thần kinh giao cảm.

Biểu hiện: Gây co giật cơ, cứng cơ, yếu. Suy hô hấp do liệt cơ, da lạnh, xanh xao, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tăng đường huyết.

Hội chứng thần kinh trung ương

Hội chứng thần kinh trung ương do tác động lên các synap thần kinh ở não biểu hiện: Lo lắng, kích động, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, gặp ác mộng, suy sụp, buồn ngủ, lú lẫn, nói lắp, nhược cơ, hôn mê và mất phản xạ. Suy trung tâm hô hấp, rối loạn nhịp tim, tím tái khó thở, tụt huyết áp.

Tìm hiểu thêm: Omega 3 6 9 có tác dụng gì? Tại sao cần bổ sung cho cơ thể?

Ngộ độc phospho hữu cơ: Triệu chứng và cách điều trị 2 Hội chứng thần kinh trung ương

Tiến triển của triệu chứng

Các triệu chứng xuất hiện dưới 12 tiếng sau khi ngộ độc: Vài giây sau khi nhiễm độc qua đường hô hấp. Chỉ vài phút đến vài giờ sau khi nhiễm độc đường tiêu hóa. Nhẹ hơn khi nhiễm độc qua da.

Các triệu chứng thường nặng trong 2 ngày đầu và đôi khi kéo dài đến ngày thứ 5 hoặc lâu hơn. Trường hợp nặng có thể làm tê liệt các trung tâm vận mạch và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Ngừng hô hấp có thể do: Thu hẹp, tăng tiết dịch phế quản, tê liệt các cơ hô hấp, viêm phổi hít do nhiễm trùng, phù phổi.

Cách điều trị ngộ độc phospho hữu cơ

Biện pháp tẩy rửa

Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ bằng phương pháp tẩy rửa:

  • Độc tính trên da: Cởi bỏ quần áo, tắm rửa bằng xà phòng trung tính.
  • Ngộ độc qua đường hô hấp: Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí.
  • Ngộ độc qua đường tiêu hóa: Rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy.

Sử dụng atropin

Cơ chế: Đối kháng tác dụng của acetylcholin trên hệ thần kinh trung ương và hệ Muscarinic.

Nguyên tắc: Khi đã chẩn đoán được ngộ độc cấp phospho, cần duy trì tính ngấm của atropin với các tiêu chuẩn sau: Ngừng co thắt và tăng tiết phế quản biểu hiện bằng phổi hết rales, áp suất đường thở thấp, không tức ngực, không đau bụng, không buồn nôn.

Thời gian sử dụng: Tùy từng bệnh nhân, thường từ 3 – 7 ngày. Giảm liều dùng càng sớm càng tốt.

Sử dụng P.A.M

Cơ chế: P.A.M (pralidoxime) sẽ khử phosphoryl và giải độc các phân tử organophosphate còn lại trong máu.

Nguyên tắc: Sử dụng càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán.

Thời gian sử dụng tùy theo liệu trình, ít nhất trong 3 – 4 ngày đầu sau khi nhiễm độc.

Biện pháp khác

Hồi sức hô hấp: Là biện pháp điều trị ngộ độc phospho hữu cơ quan trọng cần được ưu tiên. Giúp bệnh nhân dễ thở, đặt nội khí quản và thông khí nếu bị suy hô hấp.

Hồi sức tuần hoàn: Cân bằng dịch, nếu bị tụt huyết áp sau khi bù dịch thì cho dùng thuốc vận mạch.

Bù nước và điện giải: Người bệnh rất dễ mất nước do nôn ói, tiêu chảy, không ăn uống được, ngộ độc atropin, ngộ độc nước do rửa dạ dày không đúng hoặc truyền dịch quá nhiều.

Bổ sung dinh dưỡng: Cần đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh bằng đường tiêu hoá và truyền tĩnh mạch. Với bệnh nhân nhiễm độc đường tiêu hóa những ngày đầu cần phải nuôi dưỡng cơ thể bằng đường tĩnh mạch.

Chăm sóc vệ sinh cá nhân của người bệnh. Khám tâm thần và trị liệu tâm lý cho nạn nhân tự tử. Hướng dẫn để ngăn ngừa tái nhiễm.

Ngộ độc phospho hữu cơ: Triệu chứng và cách điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Đeo kính giãn tròng có hại mắt không?

Cần cấp cứu bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ càng sớm càng tốt

Tuy nhiên, ngộ độc phospho hữu cơ ít khi bị động do phơi nhiễm mà thường gặp ở những người tìm cách tự tử do trầm cảm. Vì vậy chúng ta cần chẩn đoán sớm để điều trị nhanh và chính xác nhằm đưa bệnh nhân mắc các hội chứng trên trở lại cuộc sống bình thường.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *