Hàng năm nước ta ước tính có khoảng gần 100 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2000 người mắc và 20 người tử vong. Đây là con số báo động về tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi bị ngộ độc, tùy theo mức độ mà người bệnh cần được chữa trị và xử trí kịp thời. Vậy ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi?
Bạn đang đọc: Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi?
Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân gây ra và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc phải vì vậy tình trạng sau khi bị ngộ độc luôn là điều quan tâm của mọi người. Hãy cùng Kenshin tìm trả lời cho câu hỏi ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi trong bài viết dưới đây nhé!
Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi?
Contents
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh bị ngộ độc, trúng độc sau khi sử dụng thức ăn, nước uống bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc ôi thiu, chứa chất phụ gia, chất bảo quản quá lượng cho phép. Ngộ độc thực phẩm xảy ra với trên 2 người khi sử dụng cùng loại thực phẩm đó.
Các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là:
- Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn.
- Độc tố tụ cầu Staphylococcus trong sữa, gia cầm.
- Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum trong cá ươn, đồ ôi thiu.
- Độc tố vi nấm Aflatoxin từ các hạt lạc, đậu nành.
- Sán lá gan trong đồ sống như gỏi cá, tiết canh.
- Các chất phụ gia, bảo quản thực phẩm quá liều lượng cho phép.
- Asen, chì, thủy ngân, thuốc bảo vệ thực vật lẫn trong đồ ăn, thức uống.
Triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm
- Trên 2 người sau khi ăn cùng một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau.
- Đau bụng dữ dội.
- Buồn nôn và nôn các chất có màu sắc lạ.
- Tiêu chảy liên tục.
- Sốt, vã mồ hôi, khát nước nhiều.
- Đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, khó thở.
Biến chứng của người bị ngộ độc nặng hoặc để lâu không điều trị kịp thời là:
- Hôn mê.
- Tim mạch: Mạch và huyết áp tụt, loạn nhịp, trụy mạch.
- Thần kinh: Mắt mờ, co giật, liệt cơ, rối loạn ý thức.
- Tiêu hóa: Phát hiện có lẫn máu trong dịch nôn, dạ dày, ruột, phân, mắc các bệnh tiêu hóa.
- Giảm sức đề kháng: Suy kiệt sức khỏe, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về hệ miễn dịch.
Cách điều trị ngộ độc hợp lý và hiệu quả
- Gây nôn: Điều đầu tiên khi phát hiện bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm là ngừng ăn, uống các thực phẩm này và kích thích gây nôn để bệnh nhân tống thức ăn ra khỏi đường tiêu hóa. Quá trình gây nôn cần để người bệnh kê cao đầu, nằm nghiêng tránh tràn dịch vào phổi. Với trẻ em thì cần phải dùng vật mềm nhỏ để tránh xước họng.
- Bù nước: Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thường sốt, vã mồ hôi do đó mất nước. Cần bù nước cho bệnh nhân bằng uống nước hoặc oresol pha theo chỉ dẫn. Không được pha oresol quá liều cho bệnh nhân. Với người già và trẻ em có thể bù nước qua truyền tĩnh mạch tại các cơ sở y tế nếu mất nước quá nặng.
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi ở các nơi thoáng mát, yên tĩnh.
- Với các bệnh nhân có dấu hiệu nặng thì sau khi phát hiện cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được rửa dạ dày, kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Dinh dưỡng cho người bị ngộ độc thực phẩm
Bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể:
- Uống nhiều nước, oresol, nước ép trái cây, trà gừng, trà mật ong, nước chanh.
- Ăn các loại trái cây bổ sung Vitamin có tính chất dịu nhẹ, dễ tiêu như: Chuối, táo…
- Ăn các thức ăn nhẹ như cháo trắng loãng, nước canh, các loại rau được nấu chín kỹ.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lí tình trạng rách cơ khi tập gym và top 4 thực phẩm giúp phục hồi cơ hiệu quả
Sử dụng cháo loãng cho người bị ngộ độc thực phẩmCác loại thực phẩm nên kiêng khi ngộ độc thực phẩm đó là:
- Không ăn các đồ sống hay chưa nấu chín kỹ.
- Đồ ăn khó tiêu và nhiều dầu mỡ, đồ chiên.
- Tránh sử dụng đồ hộp, đồ ăn mua ngoài.
- Không sử dụng đồ có gas, cồn hay chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi?
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe người bệnh và điều trị mà quá trình khỏi bệnh của mỗi người sẽ khác nhau. Khỏi ngộ độc thực phẩm được hiểu là khi các triệu chứng biến mất. Nhưng cơ thể vẫn phải mất một khoảng thời gian sau đó để phục hồi.
Nếu phân theo loại ngộ độc thì:
- Ngộ độc cấp tính thì thời gian khỏi bệnh sẽ là từ 3 ngày đến 1 tháng.
- Ngộ độc mãn tính thì bệnh không thể khỏi hẳn và dễ tái phát.
Mức độ ngộ độc:
- Ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi hoặc điều trị tại nhà thì sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ khỏi.
- Ngộ độc trung bình phải điều trị bằng thuốc kê đơn thì người bệnh khỏi sau 3 – 7 ngày.
- Ngộ độc mức độ nặng phải nhập viện ngay lập tức để điều trị và theo dõi quá trình diễn biến bệnh có thể diễn ra hàng tuần, hàng tháng, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Theo tình trạng sức khỏe, thể trạng, môi trường sinh hoạt, làm việc, tuổi tác thì quá trình điều trị cũng khác nhau. Ở người trẻ, khỏe mạnh, ăn uống sinh hoạt điều độ thì quá trình khỏi bệnh sẽ nhanh hơn người già, trẻ em, những người suy giảm hệ miễn dịch hay tiền sử mắc các bệnh trước đó.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình cũng như tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, chúng ta cần phải biết chọn lựa thực phẩm sạch, bảo quản đúng cách, ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh khi chế biến.
- Chọn nguồn thực phẩm sạch: Cần biết lựa chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, tuyệt đối không chọn các thực phẩm có mùi, ôi thiu, để quá lâu. Ngoài ra nên tự nấu ăn, hạn chế ăn đồ ăn, thức uống ở ngoài, vỉa hè.
- Bảo quản thực phẩm. Tùy vào loại thức ăn mà sẽ có những cách bảo quản khác nhau. Các thực phẩm như rau có thể để được 3 – 4 ngày trong tủ mát, rau củ quả có thể để được 1 tuần, thịt, cá bảo quản ngăn mát có thể để được đến 2 – 3 tuần. Đồ chín không nên để ở ngoài khi thời tiết quá nóng vì có thể sẽ nhanh ôi thiu.
- Đảm bảo sạch sẽ khi chế biến thức ăn: Rửa tay thật kỹ trước khi chế biến đồ ăn, ngăn ngừa vi khuẩn từ tay sang đường ăn uống. Làm sạch các dụng cụ trước khi chế biến, các nguyên liệu trước khi nấu. Sau khi ăn xong cũng cần phải lau rửa sạch sẽ. Không để chung đồ sống với đồ chín hay dùng chung thớt.
- Ăn chín uống sôi: Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi. Đa số các vi khuẩn sẽ chết ở nhiệt độ cao. Nấu chín đồ ăn, đun sôi nước sẽ đảm bảo đáng kể sức khỏe cho mọi người.
- Xây dựng một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm tốt để nâng cao sức khỏe và đề kháng của cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Thất điều di truyền là gì? Nguyên nhân gây nên thất điều di truyền?
Chọn thực phẩm tươi sạch cho bữa cơm gia đìnhNgộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày, đặc biệt ở những khu vực kém phát triển, điều kiện vệ sinh thấp. Tác hại và biến chứng của chúng cũng rất nguy hiểm, nếu không biết cách xử trí sẽ rất lâu khỏi. Hy vọng bài viết trên đây đã trả lời được thắc mắc ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi và mang lại nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt, ăn uống đúng cách và đừng quên theo dõi trang web của Kenshin để cập nhật những thông tin về sức khỏe mới nhất nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể