Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không?

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không là một vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là những người gặp phải tình trạng này. Hãy cùng Kenshin giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không?

Nước cam là một loại đồ uống vô cùng quen thuộc và rất tốt cho sức khỏe do có chứa nhiều vitamin C. Vậy trong trường hợp ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không? Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Trước tiên, hãy cùng Kenshin tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng ngộ độc thực phẩm nhé!

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Phần lớn các vụ ngộ độc thực phẩm thường bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân chủ yếu: Vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Một phần nhỏ các vụ ngộ độc thực phẩm bắt nguồn từ nguyên nhân không phải vi sinh vật. Đó là sự nhiễm độc các chất bảo quản, các chất phụ gia, các kim loại nặng như chì, thủy ngân…

Những vi sinh vật gây bệnh có thể được tìm thấy trên phần lớn các loại thực phẩm mà con người sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, quá trình chế biến thức ăn có thể loại bỏ được phần lớn những vi sinh vật ấy. Thực phẩm ăn sống là nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến vì chúng không trải qua quá trình nấu nướng.

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không? 1 Thực phẩm ăn sống rất dễ gây ngộ độc thực phẩm

Trong một số trường hợp, thức ăn sẽ tiếp xúc với các vi sinh vật trong chất thải của người bệnh như chất nôn, phân. Tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra khi người bệnh chế biến thức ăn mà không vệ sinh tay trước đó.

Bên cạnh đó, thịt, sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng là những loại thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm. Ngoài ra, vi sinh vật gây bệnh có thể đến từ chính nguồn nước được sử dụng để sơ chế và chế biến thức ăn.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến

  • Đau quặn bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn;
  • Sốt, có thể kèm theo ớn lạnh;
  • Đau đầu, mệt mỏi;

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không? 2 Đau quặn bụng là triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm nguy hiểm đe dọa tính mạng

  • Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày;
  • Sốt cao trên 39℃;
  • Mờ mắt, nói khó;
  • Các dấu hiệu của tình trạng mất nước nghiêm trọng, bao gồm: Khô miệng, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu, khát nước dữ dội, da khô, mắt trũng;
  • Nước tiểu sẫm màu, hoặc đôi khi có lẫn máu;
  • Lừ đừ, suy giảm ý thức tiến triển nặng dần;
  • Huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt (dấu hiệu của tình trạng sốc nhiễm trùng);

Trong trường hợp gặp phải một trong các triệu chứng trên, người bị ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất nếu không muốn xảy ra rủi ro nguy hiểm tới tính mạng.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thông thường có thể điều trị cơ bản tại nhà. Sau đây là một số điều cơ bản bạn cần làm để tình trạng ngộ độc thực phẩm không diễn biến nặng hơn:

Uống nhiều nước

Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng nhất là cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nước trái cây và nước dừa có thể giúp bạn bổ sung các chất điện giải, giảm tình trạng tiêu chảy và mệt mỏi. Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà và bồ công anh có tác dụng làm giảm những cơn đau quặn bụng.

Tìm hiểu thêm: Nước vào tai có nguy hiểm? Cách xử lý khi nước vào tai

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không? 3 Trà gừng giúp giảm tình trạng đau bụng

Sử dụng các loại thuốc không kê đơn

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như Loperamide và Pepto-Bismol để kiểm soát tình trạng tiêu chảy và buồn nôn. Tuy nhiên, chính việc không bị tiêu chảy và ngừng nôn có thể khiến độc tố khó thoát ra ngoài cơ thể bạn, đồng thời làm bạn lầm tưởng tình trạng ngộ độc thực phẩm đã giảm bớt và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng loại thuốc này.

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không?

Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất xoay quanh vấn đề ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không. Như bài viết đã trình bày ở trên, nước trái cây là một trong những loại thức uống giúp bổ sung nước và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Đồng thời giúp người bệnh giảm tình trạng tiêu chảy, mệt mỏi do rối loạn điện giải.

Công dụng của nước cam

Nước cam là thức uống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong nước cam có chứa nhiều loại acid có nguồn gốc tự nhiên như acid ascorbic (vitamin C) và acid citric. Ngoài ra, nước cam còn chứa Beta caroten, vitamin B1, vitamin B2, B9, các chất điện giải như kali, magie, canxi, sắt, phospho…Chính vì vậy, nước cam mang nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.

Những lợi ích hàng đầu của nước cam có thể kể đến bao gồm:

  • Cung cấp nước và điện giải cho cơ thể khi chúng ta mắc phải các bệnh lý gây nôn ói hoặc tiêu chảy dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải.
  • Vitamin C trong nước cam giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cảm giác mệt mỏi.
  • Cung cấp các chất chống oxy hóa, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa và phòng chống ung thư.
  • Giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
  • Có tác dụng tích cực đến hệ tim mạch, ổn định nồng độ cholesterol trong máu, góp phần ổn định huyết áp và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu.

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không?

>>>>>Xem thêm: Các bài tập gym cơ bụng đơn giản, dễ tập luyện

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không?

Với những công dụng trên, khi bị ngộ độc thực phẩm, hoàn toàn nên uống nước cam. Tuy nhiên, nếu lạm dụng uống quá nhiều, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:

  • Đau dạ dày, viêm dạ dày.
  • Tăng nhu động ruột làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
  • Làm nặng thêm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản sẵn có trước đó.
  • Gây bứt rứt, khó ngủ nếu uống nhiều nước cam vào buổi tối.

Lưu ý trong uống nước cam khi bị ngộ độc thực phẩm

Những lưu ý nếu uống nước cam khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • Uống nước cam sau khi ăn no, không nên uống lúc đói bụng.
  • Không nên uống vào buổi tối gần giờ ngủ.
  • Lượng nước cam uống mỗi ngày không nên vượt quá 200ml nước cam nguyên chất. Đây là thể tích nước cam cung cấp khoảng 60mg vitamin C.
  • Không nên uống nước cam cùng với thuốc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ngộ độc thực phẩm có nên uống nước cam hay không. Để tìm đọc những bài viết khác về sức khỏe đời sống, các bạn hãy truy cập trang web của Kenshin nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *