Nguyên nhân gây rối loạn hấp thụ sắt và dấu hiệu thừa sắt là gì?

Sắt là loại chất đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến các mô trên cơ thể. Ngoài ra, sắt giúp tham gia vào quá trình vận chuyển carbon dioxide từ các mô về phổi, hỗ trợ cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Rối loạn chuyển hóa sắt là một loại bệnh lý mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến các bộ phận như gan, khớp, tụy và tim mạch.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây rối loạn hấp thụ sắt và dấu hiệu thừa sắt là gì?

Sắt là loại chất không thể thiếu đối với sức khỏe của con người. Nếu thiếu sắt cơ thể bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu hấp thụ quá nhiều cũng dễ gây nên rối loạn hấp thụ sắt trong cơ thể, gây ngộ độc. Một vài trường hợp mắc rối loạn hấp thụ sắt là do người bệnh có thể đang mắc một bệnh lý nào đó khác.

Vai trò của sắt đối với cơ thể

Tham gia vào quá trình vận chuyển oxy

Chất sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Một trong những chức năng quan trọng nhất của sắt chính là vận chuyển oxy thông qua huyết sắc tố, đặc biệt là hồng cầu. Bên cạnh đó, sắt cũng tham gia vào quá trình lưu trữ oxy thông qua protein myoglobin giúp duy trì lượng oxy trong cơ thể và hỗ trợ các nhu cầu trong hoạt động sống của cơ thể, thường chủ yếu là các hoạt động co cơ.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Không chỉ giúp vận chuyển oxy, sắt còn góp phần vào quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thúc đẩy sản xuất huyết sắc tố giảm mệt mỏi và duy trì sức khỏe cho cơ thể. Ngoài ta, sắt còn tham gia vào quá trình tạo ra enzyme, đóng vai trò trong quá trình sản xuất tế vào axit amin, hormone và chất truyền dẫn thần kinh.

Sự thật về rối loạn hấp thụ sắt trong cơ thể 1

Sắt hỗ trợ chuyển hóa đường thành năng lượng sống

Giảm thiếu máu và khả năng mắc bệnh mãn tính

Nếu ai đang gặp phải tình trạng thiếu máu, thì bổ sung sắt là sự lựa chọn lý tưởng. Không những thế bổ sung sắt còn giúp bạn chống lại các bệnh mãn tính khác như suy thận và các bệnh liên quan đến hệ bài tiết và đường ruột.

Mặc dù vậy sắt sẽ không tự sản sinh và sẽ bị đào thải ra ngoài bằng đường tiểu, mồ hôi hay các tế bào chết. Do đó việc duy trì bổ sung sắt cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Với chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì lượng sắt trong cơ thể. Hãy tham khảo thêm các ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Hỗ trợ tóc chắc khỏe

Ở hệ thống miễn dịch của mỗi chúng ta, sắt sẽ hỗ trợ các khả năng nhận thức và ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, mái tóc và móng. Việc tổng hợp collagen và khả năng đàn hồi giúp tóc dày và mượt, ngăn ngừa khô xơ.

Tìm hiểu thêm: Ăn thực phẩm đóng hộp có tốt không?

Sự thật về rối loạn hấp thụ sắt trong cơ thể 2
Bổ sung sắt giúp duy trì tóc chắc khỏe

Nguyên nhân gây rối loạn hấp thụ sắt

Rối loạn hấp thụ sắt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Bổ sung quá nhiều sắt

Nhiều người lo sợ những ảnh hưởng khi bị thiếu sắt, nên bổ sung sắt một cách vô tội vạ, không chú ý đến liều lượng. Đặc biệt là trẻ em, cần nhiều sắt để cao lớn và phát triển nên các bậc phụ huynh thường bổ sung sắt cho trẻ thông qua ăn uống hay các thực phẩm chức năng, dẫn đến rối loạn hấp thụ sắt.

Một vài nguyên nhân nữa có thể đến rối loạn hấp thụ sắt như uống nhầm thuốc sắt dành cho người lớn hay tự ý cho trẻ uống thuốc sắt không phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.

Sự thật về rối loạn hấp thụ sắt trong cơ thể 3

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh mút tay ngón trỏ có ý nghĩa gì?

Bổ sung sắt quá nhiều gây rối loạn hấp thụ sắt

Quá tải chất sắt

Những trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao bị quá tải sắt chính là:

  • Do do di truyền;
  • Truyền quá nhiều máu gây thừa sắt;
  • Người mắc viêm gan C hoặc nghiện rượu.

Rối loạn hấp thụ sắt có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, bạn cần nên chú ý hơn trong việc bổ sung sắt vào cơ thể để tránh hấp thụ sắt.

Các dấu hiệu của người thừa sắt

Khi hàm lượng chất sắt trong cơ thể quá cao sẽ gây khiến ruột bị ảnh hưởng gây nên nhiều tổn thương đối với các cơ quan khác trong cơ thể. Một số biểu hiện thường thấy của người bị thừa sắt chính là:

  • Người luôn cảm thấy yếu ớt mệt mỏi, khó có thể tập trung vào việc gì đó và cảm thấy bản thân mình không còn sức lực cho các hoạt động sống.
  • Da sạm đen, các sắc tố da sẽ dần chuyển sang màu đồng hoặc vàng da.
  • Gây buồn nôn, đau bụng.
  • Ảnh hưởng đến hệ bài tiết, khi thừa sắt ở người bình thường nước tiểu sẽ có mùi tanh và màu sắc bất thường. Còn đối với phụ nữ mang thai khi thừa sắt thường sẽ tiểu ra máu.
  • Gây các bệnh về gan và tim mạch. Do lượng chất sắt dư thừa sẽ tích tụ vào gan gây gan nhiễm mỡ hoặc viêm gan. Còn đối với tim mạch, thừa sắt có thể góp phần vào quá trình oxi hóa và gây tổn thương lên các mạch máu.
  • Đau xương, khớp, khi lượng sắt được bổ sung một cách ồ ạt vào cơ thể sẽ khiến các khớp bị tổn thương, dẫn đến đau và gây sưng.

Như vậy rối loạn hấp thụ sắt có thể xảy ra ở hầu hết mọi người do một vài thói quen ăn uống hay bổ sung sắt không đúng liều lượng. Chính vì thế bạn cần chú ý hơn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống và các thực phẩm bổ sung để hạn chế tình trạng rối loạn hấp thụ sắt. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động sống thường ngày.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *