Rong kinh là tình trạng mà kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và gây nên những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh và đau bụng dưới và liệu có cách để khắc phục không?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây rong kinh và đau bụng dưới
Tình trạng rong kinh kéo dài gây không ít mệt mỏi cho người mắc phải. Rong kinh kèm theo đau bụng dưới là hiện tượng mà chị em không muốn gặp phải nhất. Nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Rong kinh kèm theo đau bụng dưới là hiện tượng mà chị em không muốn gặp phải nhất
Contents
Rong kinh và đau bụng kinh là do đâu?
Rong kinh là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ những trường hợp kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh có thể nhiều hoặc ít. Còn đau bụng kinh là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng đau bụng trước hoặc trong kỳ kinh do sự co thắt của tử cung gây nên.
Có hai loại đau bụng kinh, cụ thể là:
- Đau bụng kinh nguyên phát: Là đau bụng kinh sinh lý, thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên với mức độ đau bình thường và có thể chịu đựng được. Sau 2 đến 3 năm thì tình trạng này sẽ giảm dần.
- Đau bụng kinh thứ phát: Là đau dữ dội ở vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra lưng hoặc phần dưới đùi, có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như: lạnh chân tay, mồ hôi toát ra nhiều, cơ thể bủn rủn, buồn nôn, kinh nguyệt ra nhiều, không đều, máu kinh màu đen vón cục…
Rong kinh kèm theo đau bụng dữ dội có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm ra nguyên nhân chính của tình trạng này thì bạn cần tiến hành kiểm tra cụ thể, làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết luận chính xác.
Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến có thể liệt kê đến như:
Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng mà niêm mạc tử cung không trôi theo máu kinh hàng tháng mà chảy lạc sang các bộ phận khác của vùng chậu như ống dẫn trứng, buồng trứng, trực tràng…
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng rong kinh kèm theo đau bụng dưới ở phụ nữ. Nếu không được điều trị sớm nhất có thể, phụ nữ có thể có nguy cơ bị viêm vùng chậu mãn tính cùng những cơn đau vùng chậu suốt đời, thậm chí là vô sinh.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh này là:
- Phụ nữ chưa sinh con.
- Vòng kinh nguyệt ngắn, dưới 27 ngày.
- Nữ giới mãn kinh muộn.
- Gia đình có mẹ hoặc chị em gái đã từng mắc phải bệnh.
- Cơ thể quá gầy so với những người cùng lứa tuổi.
- Cơ quan sinh sản có điều bất thường.
- Can thiệp thủ thuật trước đây trên tử cung.
Tìm hiểu thêm: Người bệnh u xơ tử cung có nên ăn đậu phụ không?
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân rong kinh kèm theo đau bụng dưới ở phụ nữLạc tuyến nội mạc tử cung
Lạc tuyến nội mạc tử cung là tình trạng các mô tuyến ở niêm mạc tử cung xuất hiện và phát triển trong cơ tử cung. Trong điều kiện bình thường, các mô tuyến này chỉ được hình thành ở lớp lót mạc tử cung, chúng có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ của nội tiết tố nữ. Bệnh lý bất thường cũng có thể hình thành nếu các mô tuyến này di chuyển vào cơ tử.
Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được phân tích chắc chắn, nhưng người ta cho rằng những phụ nữ từng can thiệp vào tử cung bằng các thủ thuật có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các triệu chứng chính của lạc nội mạc tử cung cũng giống như lạc nội mạc tử cung, đó là rong kinh kéo dài kèm theo máu kinh ra nhiều, đau ở vùng chậu trong kì kinh nguyệt, đau khi quan hệ. Bệnh còn làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn hoặc sảy thai, sinh non ở mẹ bầu.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự phát triển bất thường của mô cơ và mô sợi hình thành trong hoặc trên thành tử cung. Những cục u này có thể hình thành trên bề mặt bên trong và bên ngoài của tử cung và ở trong thành tử cung.
Bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vì sự phát triển của chúng chịu ảnh hưởng của estrogen và progesterone. Vì vậy, thật dễ hiểu tại sao loại u này không xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh.
Có 3 dạng u xơ tử cung chính, trong đó u xơ tử cung dưới niêm mạc dễ gây rong kinh nhất. Các khối u xơ nằm trong thành tử cung cũng có thể gây rong kinh. Mặt khác, u xơ tử cung dưới màng thanh mạc phát triển ở bề mặt ngoài của tử cung và thường không phải là nguyên nhân gây ra rong kinh.
Bệnh viêm vùng chậu
Là một loại bệnh nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan sinh dục bao gồm: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng và phần phụ.
Bệnh viêm vùng chậu có thể dẫn đến tình trạng kết dính và gãy vòi trứng, gây rối loạn chức năng giải phóng trứng của buồng trứng khiến kinh nguyệt không đều. Người bệnh có thể bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác.
Các nguyên nhân hiếm gặp khác
- Các bất thường về cơ quan sinh dục: Hẹp cổ tử cung, dị tật bẩm sinh âm đạo, tử cung…
- Do thực hiện các biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết như đặt vòng, sử dụng thuốc tránh thai, nạo hút thai…
>>>>>Xem thêm: Bệnh lý viêm tai giữa mạn tính và những điều cần biết
Sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra tình trạng rong kinh và đau bụng dưới- Do ung thư tử cung hoặc cổ tử cung.
- Do lối sống, chế độ ăn uống, căng thẳng tinh thần…
- Do chức năng tuyến giáp bị rối loạn.
Cách để cải thiện tình trạng rong kinh và đau bụng dưới
Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng bệnh, người bệnh nên thực hiện đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, không tự ý mua thuốc ở ngoài sử dụng khi không có chỉ định của những người chuyên môn.
Một vài cách giảm thiểu rong kinh và đau bụng dưới có thể thực hiện tại nhà như:
- Sử dụng túi chườm ấm đắp lên vùng bụng bị đau từ 20 đến 30 phút.
- Sử dụng nước ấm để tắm.
- Uống nước gừng.
- Không ăn, uống thức ăn lạnh.
- Sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng nhỏ.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần trong những ngày kinh nguyệt, Không quan hệ tình dục trong những ngày bị rong kinh.
- Lựa chọn đồ lót có chất liệu đảm bảo, thoáng mát, có tính thấm hút và co giãn tốt.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân gây rong kinh và đau bụng dưới ở một vài chị em phụ nữ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp chị em hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng mình đang mắc phải và có cách điều trị hợp lí.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể