Bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh khi diễn biến nặng sẽ gây ngứa rát, chảy dịch mủ, đau đớn cho bé.
Bạn đang đọc: Nhận biết bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh và cách điều trị an toàn, hiệu quả
Bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý ngoài da nếu không nhận biết và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có thể giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức phòng ngừa và điều trị căn bệnh này, chúng tôi xin có những chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau đây.
Contents
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh
Bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh do khuẩn liên cầu gây ra hoặc có thể kết hợp với tụ cầu vàng hình thành bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng sẻ sơ sinh miễn dịch yếu, trẻ mắc bệnh mãn tính. Bệnh được phân loại thành 2 dạng:
- Dạng chốc không bọng nước có thể do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da của trẻ. Ở đây có các Protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào mô da hình thành nên bệnh.
- Dạng chốc bọng nước thường sẽ có độc tố bong da của tụ cầu tác động vào lớp thượng bì (lớp da trên cùng), khiến cho da bị bóc tách lớp nông của thượng bì và tạo thành hình giống như vảy lá.
Bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh gây ra những tổn thương rất lớn trên da.
Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc lở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết chốc lở là trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện các mụn nước đỏ bị vỡ ra, rỉ dịch trong vài ngày. Sau đó, vị trí này sẽ tạo thành một lớp vảy màu vàng nâu. Những vết loét thường xảy ra xung quanh mũi và miệng, chúng có thể lây sang những vùng da khác trên cơ thể thông qua việc chạm tay vào vết loét, sử dụng quần áo, khăn tắm.
Ngoài ra, một dạng chốc nghiêm trọng hơn được gọi là chốc loét, xâm nhập sâu hơn vào da. Các vết loét chảy dịch hoặc mủ gây đau đớn. Dạng bệnh chốc này sẽ khiến các tổn thương trên da biến thành vết loét sâu, cần nhiều thời gian để chữa lành và có thể để lại sẹo sau khi điều trị.
Biến chứng của bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh
Bệnh chốc lở ở trẻ em thường không nguy hiểm trong trường hợp các vết loét ở dạng nhiễm trùng nhẹ thường lành, không để lại sẹo khi được điều trị đúng cách và kịp thời. Ngược lại, nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng như:
- Viêm mô tế bào: Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các mô bên dưới da, có thể gây lây lan đến các hạch bạch huyết và đi vào máu của bé gây nhiễm trùng huyết. Viêm mô tế bào không được điều trị nhanh chóng và hiệu quả có thể đe dọa tới tính mạng.
- Viêm tủy xương: Vi khuẩn tụ cầu vàng khi đi vào máu sẽ làm nhiễm trùng máu, viêm tủy xương, gây ra những đau đớn cho cơ thể của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Nước yến cho trẻ em loại nào tốt nhất hiện nay
Chốc lở ở trẻ em không điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương trên da để lại sẹo.- Những vấn đề về thận: Vi khuẩn gây bệnh chốc lở cũng có thể làm hư hỏng thận của trẻ.
- Để lại sẹo trên da: Các vết loét có bệnh chốc lở có thể để lại sẹo trên da, gây mất thẩm mỹ trên da của trẻ.
Chẩn đoán và điều bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ
Chẩn đoán chốc lở ở trẻ sơ sinh
Để chẩn đoán bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ phỏng đoán dựa vào các vết loét đặc trưng. Khi việc điều trị vết loét không hiệu quả ngay cả khi đã sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể lấy mẫu do vết loét tiết ra để thực hiện kháng sinh đồ. Thông qua đó, họ sẽ biết được loại kháng sinh nào có thể giúp điều trị bệnh chốc lở ở trẻ phù hợp.
Điều trị chốc lở ở trẻ em
Hiện nay, chốc lở ở trẻ nhỏ thường được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh Mupirocin. Bạn nên ngâm vùng da bị tổn thương của trẻ với nước ấm hoặc sử dụng gạc ướt trong vài phút, tiếp đó thấm khô và lau nhẹ để giúp loại bỏ vảy da. Nhờ vậy thuốc bôi sẽ dễ thấm vào da hơn.
Tình trạng chốc lở ở trẻ nặng, bác sĩ sẽ cho sử dụng thêm thuốc kháng sinh đường uống. Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ ngay cả khi những vết loét đã lành. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát và khả khả năng kháng thuốc.
Với đối tượng sẻ sơ sinh khi bị chốc lở cha mẹ cần chăm sóc hết sức cẩn thận cũng như cần tìm hiểu rõ về phương pháp điều trị, giúp đảm bảo an toàn hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Chăm sóc trẻ bị chốc lở đúng cách đảm bảo an toàn
Trường hợp nhiễm trùng trên da nhẹ, chưa lây sang các vùng khác của da, cha mẹ cần điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh.
- Che chắn vết chốc lở của trẻ cẩn thận để tránh cho các chất dịch từ vết loét lây lan sang các phần khác của cơ thể hoặc người tiếp xúc với trẻ.
- Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thoải mái thay đồ mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Top 5 loại dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp làm hồng tốt nhất hiện nay
Vệ sinh cho trẻ thường xuyên giúp hạn chế hình thành và phát triển của vi khuẩn liên cầu.- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ nhằm đảm bảo vi khuẩn không ẩn nấp dưới móng tay. Đồng thời, khi trẻ gãi cũng không gây ra tổn thương da gây vỡ bóng nước.
- Cần thường xuyên vệ sinh rửa tay thật sạch cho trẻ diệt, ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn liên cầu và tụ cầu.
- Cha mẹ nên vệ sinh vết loét cho trẻ bằng nước ấm mỗi ngày.
- Đồ dùng, quần áo của trẻ nên cần được vệ sinh riêng.
- Cần tuân thủ việc điều trị chốc lở cho trẻ theo đúng phác đồ của bác sĩ để giúp bệnh mau lành và hạn chế tái phát.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng của trẻ, tăng sức đề kháng tự nhiên giúp điều trị bệnh tốt hơn.
Bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và thẩm mỹ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc bé, không nên có tâm lý chủ quan xem thường bệnh.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể