Dị ứng sữa ong chúa có những dấu hiệu gì để nhận biết? Làm thế nào khi cơ thể xuất hiện dị ứng sữa ong chúa?
Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu dị ứng sữa ong chúa và cách chữa trị
Tuy rằng sữa ong chúa có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng một số thành phần của sản phẩm có khả năng gây dị ứng cho người dùng. Vậy làm thế nào để biết được bản thân có dị ứng sữa ong chúa không? Cách khắc phục khi bị dị ứng sữa ong chúa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết này.
Contents
Dấu hiệu dị ứng sữa ong chúa
Sữa ong chúa là một nguồn dinh dưỡng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Thực phẩm này không chỉ cung cấp dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho người dùng, mà còn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, vô sinh,… Sữa ong chúa là sản phẩm của các con ong thợ đem về để nuôi dưỡng ong chúa và các ấu trùng ong chúa. Vì thế, trong sữa ong chúa sẽ còn sót lại một số nọc ong khi khai thác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dùng bị dị ứng sữa ong chúa.
Các dấu hiệu dị ứng sữa ong chúa dễ dàng nhận biết:
1. Phát ban, nổi mẩn đỏ
Biểu hiện dị ứng sữa ong chúa thường thấy nhất chính là da bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy, nổi mụn hoặc phát ban. Trường hợp này xảy ra khi bạn sử dụng sữa ong chúa để đắp mặt nạ dưỡng da. Sau khi bôi lên, da mặt người có cơ địa bị dị ứng sữa ong chúa sẽ cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và nổi nhiều chấm nhỏ màu đỏ li ti. Thậm chí còn có trường hợp mặt bị sưng phù lên.
Khó thở, ho tức ngực là một trong những dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa ong chúa.
2. Khó thở, lên cơn hen suyễn
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, khi uống sữa ong chúa, một số người có tiền sử hen suyễn sẽ bị khó thở, ho và tức ngực dữ dội. Nguyên nhân xuất phát bởi số ít thành phần trong sữa ong chúa làm co thắt ống phế quản và túi khí trong phổi. Từ đó dẫn đến việc người bệnh bị thiếu dưỡng khí, gặp khó khăn trong hô hấp khiến họ khó thở và lên cơn hen suyễn, đau tức ngực.
3. Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Một dấu hiệu nhận biết khác khi dị ứng sữa ong chúa nữa đó chính là xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa. Trong thành phần của sữa ong chúa có vài hoạt chất có thể gây kích ứng nhẹ với niêm mạc dạ dày. Tùy theo thể trạng của mỗi người mà các vấn đề phát sinh khác nhau như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón, buồn nôn,… Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh tình diễn biến nặng hơn sẽ khiến cơ thể bị mất nước và dinh dưỡng trầm trọng, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Tìm hiểu thêm: 100g đậu đỏ chứa bao nhiêu calo? Có hỗ trợ giảm cân không?
Cần đến ngay bệnh viện khi bị sốc phản vệ do dị ứng sữa ong chúa.Sốc phản vệ: Đây là trường hợp rơi vào các người dùng có cơ địa dị ứng nặng với sữa ong chúa. Khi uống thực phẩm này, cơ thể của họ sẽ ngay lập tức giải phóng một loại hóa chất để chống lại vật thể lạ xâm nhập là sữa ong chúa. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, huyết áp giảm đột ngột,… Họ cần phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu sớm để giảm tình trạng trên.
Dị ứng sữa ong chúa phải làm sao?
Nếu gặp phải tình trạng dị ứng sữa ong chúa thì cách khắc phục đầu tiên trong mọi trường hợp đó chính là ngưng sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, tùy theo mỗi tình trạng dị ứng sữa ong chúa mà chúng ta có cách xử lý khác nhau.
Nếu bị rối loạn tiêu hóa, khó thở, hen suyễn,… do dị ứng sữa ong chúa thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán mức độ dị ứng. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh dị ứng sữa ong chúa uống thuốc kháng sinh Histamin để giảm tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy. Ngoài ra, đối với các trường hợp hen suyễn, khó thở, người bị dị ứng sẽ được bác sĩ cho dùng các loại thuốc xịt mũi có công dụng chống viêm, giảm ngứa giống như khi bị dị ứng phấn hoa. Trường hợp khi uống thuốc và xịt mũi vẫn không cải thiện được tình trạng dị ứng, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng đường tiêm.
>>>>>Xem thêm: Cách trị rụng tóc tại nhà cực kỳ đơn giản mà hiệu quả
Tùy theo từng trường hợp dị ứng sữa ong chúa sẽ có cách điều trị khác nhau.Đối với các trường hợp dị ứng sữa ong chúa nhẹ như phát ban, nổi mụn, nổi mẩn đỏ,… Bạn có thể tìm mua các tuýp kem bôi ngoài da có tác dụng cấp ẩm và làm dịu vùng da bị kích ứng. Một sản phẩm gợi ý cho bạn là kem bôi Yoosun rau má. Sản phẩm có hiệu quả trong việc làm mềm mịn da, ngăn ngừa mụn, kích thích vết thương mau lên da non, làm dịu da,…
Mong rằng qua các chia sẻ trong bài đã giúp bạn nhận biết dễ dàng các triệu chứng khi bị dị ứng sữa ong chúa. Tùy vào từng trường hợp nặng nhẹ sẽ có cách xử lý khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng để có thể đưa ra cách khắc phục nhanh chóng, kịp thời. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng sữa ong chúa, bạn chỉ nên mua sản phẩm ở các nhà thuốc lớn hay các cơ sở cung cấp uy tín, chất lượng.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể