Nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài và cách chữa trị

Viêm tai ngoài là một trong các bệnh lý dễ xảy ra với trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bạn đang đọc: Nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài và cách chữa trị

Hiện nay, trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài không phải là tình trạng hiếm gặp. Đây là một trong những căn bệnh về đường hô hấp rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ hoặc người lớn chăm sóc trẻ cần phải biết được nguyên nhân và cách chữa trị của bệnh này để có những biện pháp phòng ngừa cũng như kịp thời chữa trị cho trẻ, tránh những ảnh hưởng xấu về sau.

Vì sao trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài?

Tai ngoài của con người gồm có hai bộ phận là vành tai và ống tai ngoài. Khi có các yếu tố từ bên ngoài xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm và khiến cho lớp bảo vệ tai ngoài bị tổn thương, tình trạng này gọi là viêm tai ngoài. Tác nhân từ bên ngoài gây ra bệnh lý này ở trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài chủ yếu là vi trùng và nấm. Chúng không tự nhiên gây bệnh mà một phần trong đó là do cách chăm sóc của người lớn không đúng cách, tạo điều kiện để chúng xâm nhập.

Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài do vi khuẩn nấm gây ra Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài là tình trạng không hiếm gặp

Nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Viêm tai ngoài có liên quan trực tiếp đến sự tấn công của các tác nhân gây hại và ống tai của trẻ. Một số nguyên nhân sau đây gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài:

  • Trẻ sơ sinh không có sức đề kháng tốt với người lớn, vì vậy khả năng tự phòng bệnh của trẻ cũng kém hơn.
  • Ở trẻ nhỏ, nếu các chất tiết mồ hôi không được làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển ở ống tai gây viêm nhiễm.
  • Người chăm trẻ sử dụng những dụng cụ vệ sinh không đảm bảo hoặc không đúng cách như kẹp lấy ráy tai, tăm bông,… Những vật dụng này không những không làm sạch mà còn khiến cho ráy tai bị đẩy sâu vào và tích tụ lại gây ra viêm nhiễm. Ngoài ra, các vật dụng này nếu không được đảm bảo vệ sinh, vô tình sẽ đưa những mầm bệnh vào trong tai trẻ.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường nước không được đảm bảo như khi tắm gội, đi bơi, mà không được làm khô hoặc làm sạch ống tai sau khi bơi khiến môi trường bên trong ẩm ướt và không sạch sẽ.
  • Bên cạnh đó, nếu trẻ mắc một số bệnh về mũi họng, dịch nhầy có thể chảy xuống vùng tai giữa và gây tình trạng viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa.

Tìm hiểu thêm: Có nên dùng băng vệ sinh hàng ngày không?

Bệnh lý viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng nặng Bệnh lý viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng nặng

Các triệu chứng của viêm tai ngoài ở trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài sẽ có một số triệu chứng thường gặp sau đây:

  • Tài của trẻ đau ngứa và khó chịu do vùng ống tai bị viêm, nặng hơn có thể bị ù tai.
  • Trẻ có hành động ngoáy ngón tay vào bên trong để gãi tai, vỗ lòng bàn tay vào tai hoặc liên tục kéo bàn tay để làm giảm những cơn đau và ngứa.
  • Trẻ lớn hơn có thể mô tả lại cảm giác đau, đầy tai và cảm thấy ù tai, bịt tai cho cha mẹ hoặc người xung quanh. Tuy nhiên trẻ nhỏ thì lại quấy khóc, đỏ mặt và tỏ ra khó chịu.
  • Khi quan sát tai có thể thấy tai bị sưng đỏ, có mùi hôi tỏa ra từ ống tai. Trong trường hợp bị viêm nặng, có thể chảy dịch mủ ra khỏi ống tai.
  • Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt nhẹ đến cao.
  • Thính giác của trẻ bị giảm, trong tình trạng viêm nặng trẻ có thể bị điếc tạm thời.
  • Xuất hiện những hạch nổi ở vùng sau tai của trẻ. Các hạch này có kích thước khác nhau khi ấn thường mềm và có thể di chuyển.

Điều trị viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh

Nếu trẻ có những biểu hiện của viêm tai ngoài, cha mẹ cần phải đưa trẻ tới những cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ thông qua nội soi và những phương pháp xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ viêm, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho trẻ khi trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài, ví dụ như sử dụng thuốc nhỏ tai trị viêm tai ngoài tùy tình trạng.

Việc làm sạch ống tai và kê một số đơn thuốc điều trị chống viêm là điều vô cùng cần thiết để có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tấn công sâu gây thủng màng nhĩ. Tùy vào mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ ở trẻ mà đơn thuốc sẽ được kê uống/bôi/nhỏ hoặc là kết hợp cả ba. Tuy nhiên, trong khi điều trị trẻ cần được cha mẹ hỗ trợ các vấn đề vệ sinh, kiểm tra thuốc và theo dõi để có thể đạt được hiệu quả điều trị nhanh nhất.

Khi trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài, cha mẹ không được tự ý đắp bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ vì biện pháp này không những không làm giảm mà còn khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử, nhiễm trùng máu và đe dọa đến tính mạng.

Viêm tai ngoài nên kiêng ăn gì? Trẻ em có hệ thống miễn dịch khá yếu vì vậy trong quá trình điều trị và cho con bú người mẹ cần nghe theo bác sĩ kiêng những đồ ăn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức phục hồi của trẻ.

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để nắm bắt rõ tình hình cơ thể trẻ

>>>>>Xem thêm: Khi mang thai tháng đầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để nắm bắt rõ tình hình cơ thể trẻ

Trên đây là toàn bộ các thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài. Hy vọng những thông tin tại bài viết này có thể giúp cho cha mẹ và những người chăm trẻ hiểu rõ hơn về tình trạng này và có hướng điều trị tốt nhất cho trẻ để tránh các ảnh hưởng về sau.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *