Nhiễm trùng vết mổ: Cần được nhận biết sớm để xử lý kịp thời

Sau mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc tốt để tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ, làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục và có nguy cơ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng vết mổ: Cần được nhận biết sớm để xử lý kịp thời

Đối với nhiễm trùng vết mổ, bạn cần phát hiện sớm để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng nghiêm trọng như hoại tử.

Nhiễm trùng vết mổ là như thế nào?

Nhiễm trùng vết mổ là tình trạng tại vị trí phẫu thuật bị nhiễm khuẩn sau 30 ngày mổ đối với những trường hợp phẫu thuật không cấy ghép và trong khoảng 1 năm đối với phẫu thuật cấy ghép bộ phận nhân tạo. Tình trạng nhiễm trùng được chia thành 3 dạng:

Nhiễm khuẩn vết mổ nông

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn đã xảy ra khi người bệnh thực hiện phẫu thuật sau 30 ngày và chỉ xảy ra tình trạng nhiễm trùng ở da và các tổ chức dưới da. Một số triệu chứng bệnh nhân thường gặp:

  • Vết mổ đỏ, sưng, tích tụ dịch mủ, bệnh nhân cảm thấy đau nhức.
  • Xuất hiện tình trạng chảy mủ hoặc sưng lên từ vết mổ nông.

Nhiễm khuẩn vết mổ sâu

Nhiễm trùng vết mổ sâu là trường hợp phẫu thuật có sử dụng dụng cụ cấy ghép và sau khoảng 30 ngày hoặc 1 năm sau phẫu thuật xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn. Khi đó, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như:

  • Xảy ra tình trạng toác vết mổ.
  • Có hiện tượng sốt cao và được bác sĩ chỉ định mở vết mổ.

Người bệnh bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện tình trạng phù nề tại vết mổ hoặc có những biểu hiện bất thường khác khi xét nghiệm, thăm khám hoặc khi chụp X-quang.

Nhiễm khuẩn vết mổ ở các cơ quan trong cơ thể

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở bất kỳ một bộ phận nào trong cơ thể. Bệnh nhân có thể có một số biểu hiện như:

  • Chảy dịch mủ từ dẫn lưu được đặt trong bộ phận đó khi phẫu thuật.
  • Phân lập vi sinh vật khi cấy vô khuẩn dịch.

Bên cạnh đó các tình trạng áp xe hoặc các biểu hiện khác do tình trạng nhiễm trùng có thể được phát hiện trong quá trình thăm khám, chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm. Nếu gặp bất kỳ tình trạng bất thường nào ở vết mổ, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được xử lý sớm, tránh nguy cơ biến chứng.

Nhiễm trùng vết mổ: Cần được nhận biết sớm để xử lý kịp thời 1

Vết mổ đỏ, sưng, tích tụ dịch mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ

Xử lý tình trạng nhiễm trùng vết mổ như thế nào?

Nhiễm trùng vết mổ có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra tử vong ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật không thành công. Nếu không sớm xử lý những tình trạng này, người bệnh sẽ đối mặt với những hậu quả không đáng có như thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí điều trị tăng lên. Trong các loại phẫu thuật thì phẫu thuật cấy ghép có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất nên các bạn cần phải lưu ý.

Đa phần các trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sẽ được bác sĩ kê toa các loại thuốc kháng sinh để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng, thời gian lành vết thương nhanh hơn, sức khỏe sớm hồi phục. Sẽ tùy vào từng loại nhiễm trùng và mức độ nhiễm trùng khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp, kê toa thuốc kháng sinh phù hợp. Trong một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật lại để loại bỏ dịch mủ trong cơ thể hoặc tháo bỏ dụng cụ cấy ghép vào cơ thể nếu nó là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc chống viêm không kê đơn là gì? Những lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ em

Nhiễm trùng vết mổ: Cần được nhận biết sớm để xử lý kịp thời 2

Thuốc kháng sinh để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng

Phải làm sao để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ

Đối với bác sĩ phẫu thuật

Khi tiến hành phẫu thuật, cần đảm bảo tính vô khuẩn trong mỗi cuộc phẫu. Sát khuẩn tay trước khi phẫu thuật, đeo găng tay, khẩu trang, áo choàng, đội mũ trùm kín tóc. Bên cạnh đó, tuyệt đối không đeo trang sức, cắt ngắn móng tay khi vào phòng phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân được phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật: Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình như các loại thuốc đang dùng, nguy cơ dị ứng,… để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng sau khi mổ. Trước giờ phẫu thuật, bệnh nhân tuyệt đối không được hút thuốc lá hay làm xước da.

Sau khi phẫu thuật: Không được tự ý tháo băng gạc hay chạm vào vết thương, phải tuân thủ rửa tay bằng chất khử khuẩn, xà phòng trước và sau khi chăm sóc vết mổ.

Chăm sóc vết mổ để tránh nhiễm trùng

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ. Bệnh nhân cần phải thay băng do bác sĩ hướng dẫn đến khi vết thương cắt chỉ và lành hẳn. Khi rửa vết thương, cần đảm bảo tay đã được khử khuẩn sạch sẽ. Một số dụng cụ hỗ trợ trong bước chăm sóc vết thương này là nước muối sinh lý và bông y tế. Bạn chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý vào bông y tế, sau đó thấm nhẹ vào vết thương, nên rửa lan rộng khoảng 5cm để đảm bảo vết thương và vùng da xung quanh được sạch sẽ.

Lưu ý đối với bông y tế bạn nên chọn các loại không xơ, thành phần an toàn với da nhạy cảm để tránh làm tổn thương vết mổ. Nếu bạn chưa biết chọn loại bông nào cho phù hợp thì bông y tế Quick Nurse là một sự lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Sản phẩm này được làm từ 100% cotton, không sợi xơ và thấm nước tốt nên hoàn toàn có thể sử dụng để lau vết thương. Bông y tế này có loại 1kg, rất tiết kiệm và tiện lợi cho việc rửa vết thương cũng như sử dụng trong mục đích lau chùi khác.

Sau khi tiến hành rửa vết thương xong, bạn cần lau khô và băng vết mổ lại bằng băng gạc sạch.

BÔNG Y TẾ QUICK NURSE 1KG

>>>>>Xem thêm: Người mắc bệnh trĩ kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Bông y tế Quick Nurse loại 1 kg

Như vậy với bài viết trên, Kenshin đã cung cấp đến bạn thông tin về tình trạng nhiễm trùng mổ sau khi phẫu thuật cũng như cách xử lý. Nếu thấy tình trạng bất thường sau phẫu thuật như sưng tấy, đau nhức, chảy mủ, chảy mủ, vết thương có mùi hôi,… bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ xử lý.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *