Nhịp tim nhanh có thể bắt nguồn từ tâm thất hoặc tâm nhĩ của tim, làm gián đoạn khả năng bơm máu giàu oxy đến các mô của cơ thể một cách hiệu quả. Khi bị nhịp tim nhanh phải làm sao? Đừng lo lắng nhé, bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Bạn đang đọc: Nhịp tim nhanh phải làm sao, phòng tránh thế nào?
Tim đập nhanh là hiện tượng tim có nhịp đập nhanh một cách bất thường, vượt quá nhịp tim lúc nghỉ ngơi bình thường từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Các đợt tim đập nhanh này có thể kéo dài từ vài giây đến vài giờ, có thể xảy ra lẻ tẻ hoặc kéo dài dai dẳng. Nhiều người lo lắng không biết tim đập nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời, tránh xảy ra biến chứng. Việc trang bị kiến thức xử lý ban đầu tại nhà giúp ổn định nhịp tim nhanh là rất cần thiết. Sau đó bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này, đồng thời có hướng điều trị thích hợp.
Contents
Nhịp tim nhanh là gì?
Tim đập nhanh (hay còn gọi nhịp tim nhanh) là tình trạng tim có thể đập nhanh hơn 100 lần mỗi phút khi nghỉ ngơi. Nhịp tim thỉnh thoảng tăng lên khi chúng ta tập thể dục hoặc căng thẳng là điều bình thường nhưng nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng thì có thể đang cảnh báo cho chúng ta về vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó cần được theo dõi kỹ và xử lý kịp thời.
Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Tần số đập này ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng thể chất hoặc tác động của những bệnh lý kèm theo. Khi nhịp tim nhanh xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi đang nghỉ ngơi, có thể kèm theo cảm giác chóng mặt, choáng váng, khó thở hoặc khó chịu ở ngực thì bạn cần đi khám ngay. Theo bác sĩ chuyên khoa, nhịp tim nhanh có thể không gây ra triệu chứng hay biến chứng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số loại loạn nhịp nhanh không được đánh giá đúng và điều trị kịp thời có thể đưa đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy tim, đột quỵ, ngất xỉu hay thậm chí đột tử.
Nhịp tim nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời?
Khi một người bị tình trạng nhịp tim nhanh, việc can thiệp kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là những việc cần làm nhanh chóng để xử lý kịp thời nhịp tim nhanh một cách hiệu quả:
Ngừng hoạt động thể chất
Nhịp tim nhanh phải làm sao thì bạn cần nhớ là phải ngay lập tức dừng mọi hoạt động thể chất và tìm một nơi thoải mái để ngồi, nghỉ ngơi. Nếu vẫn tiếp tục vận động càng làm tăng thêm nhịp tim và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Bổ sung nước
Cơ thể mất nước sẽ góp phần gây mất cân bằng điện giải và rối loạn nhịp tim. Uống một cốc nước nếu bạn có dấu hiệu mất nước như khô miệng, chóng mặt hoặc nước tiểu sẫm màu.
Nghiệm pháp Valsalva
Thực hiện phương pháp valsalva bằng cách bịt mũi, ngậm miệng và hít một hơi thật sâu. Thở ra thật mạnh, nhanh trong khi vẫn giữ kín mũi và miệng. Động tác này giúp nhanh chóng tăng cung lượng tim, huyết áp và giảm nhịp tim. Khi nhịp tim đã ổn định trở lại, bạn nên ngừng thực hiện nghiệm pháp này.
Với những người có vấn đề về xuất huyết hoặc người sau khi phẫu thuật tai không nên áp dụng nghiệm pháp valsalva.
Vỗ nước lạnh lên mặt
Khi nhịp tim nhanh, bạn có thể kích thích dây thần kinh phế vị bằng cách tạt nước lạnh lên mặt hoặc rửa mặt bằng nước lạnh. Điều này có thể giúp điều chỉnh nhịp tim và tạo ra tác dụng làm dịu.
Tập thở sâu
Ngồi ở tư thế thoải mái và hít thở chậm, sâu để thúc đẩy thư giãn và giảm nhịp tim tăng do căng thẳng.
Tìm hiểu thêm: Sữa ong chúa có tác dụng gì cho da mặt? Cách làm mặt nạ sữa ong chúa hiệu quả
Xoa bóp động mạch cảnh
Nhịp tim nhanh phải làm sao để ổn định lại thì bạn hãy thực hiện biện pháp xoa bóp nhẹ nhàng hai bên động mạch cảnh gần vùng họng khoảng từ 5 – 10 giây. Cách làm này có công dụng kích thích dây thần kinh phế vị và giúp giảm nhịp tim một cách nhanh chóng.
Ho mạnh vài cái
Ho mạnh vài lần có thể tạo áp lực lên ngực, làm nhịp tim chậm lại. Kỹ thuật đơn giản này có thể có hiệu quả trong việc giúp khôi phục nhịp tim bình thường.
Biện pháp phòng tránh nhịp tim nhanh
Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh có thể dẫn đến nhiều biến chứng không ngờ đến. Do đó, mỗi chúng ta đều cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nhịp tim nhanh cũng như giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc lá, xì gà hoặc sử dụng thuốc lá điện tử đều có thể làm nhịp tim tăng lên đáng kể cũng như gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Do đó, bác sĩ khuyến cáo việc cai hút thuốc là rất quan trọng để giảm nguy cơ nhịp tim nhanh và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Hạn chế lượng caffeine
Mặc dù caffeine có thể cung cấp năng lượng tạm thời nhưng tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tăng nhịp tim và đánh trống ngực. Hạn chế uống caffeine ở mức một tách cà phê mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ nhịp tim nhanh nhé.
Hạn chế uống rượu
Uống quá nhiều rượu có thể kích thích tim và dẫn đến nhịp tim nhanh. Hạn chế uống rượu và tập luyện điều độ để bảo vệ khỏi nhịp tim nhanh và các biến chứng tim mạch khác.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng tâm lý kéo dài có thể gây ra nhịp tim nhanh và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Tham gia vào các hoạt động giúp làm giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc các liệu pháp thư giãn để tăng cường sức khỏe tinh thần và sức khỏe tim mạch.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Béo phì và thừa cân là những yếu tố nguy cơ đáng kể gây ra nhịp tim nhanh, vì cân nặng quá mức sẽ gây thêm căng thẳng cho tim. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên để đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ nhịp tim nhanh.
Chọn thực phẩm tốt cho tim
Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nhịp tim, chẳng hạn như đồ ăn nhẹ có nhiều muối, đồ uống có ga, đồ uống có chứa caffeine và rượu. Lựa chọn chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và sữa ít béo để hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nhịp tim nhanh.
>>>>>Xem thêm: Viên sữa ong chúa có tác dụng gì cho sức khỏe của bạn?
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhịp tim nhanh cũng như khi bị nhịp tim nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời. Hãy nhớ rằng, ưu tiên sức khỏe tim mạch là chìa khóa để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và không bị biến chứng tim mạch.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể