“Nhổ răng xong nên ăn gì?” thường là vấn đề rất được quan tâm đối với các trường hợp bệnh nhân thực hiện thủ thuật nhổ răng trước đó. Vậy hãy cùng Kenshin tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Nhổ răng xong nên ăn gì cho mau lành?
Răng miệng là cơ quan đầu tiên thực hiện quá trình tiêu thụ thức ăn ở dạng thô, to. Đồng thời, vị trí ổ răng sau khi nhổ thường rất nhảy cảm và dễ bị chảy máu hậu phẫu, tăng nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng và các biến chứng khác. Chính vì vậy, nhổ răng xong nên ăn gì? Hay nhổ răng bao lâu thì ăn được? Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ cho bạn lời giải đáp.
Contents
Khi nào cần nhổ răng?
Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa, bác sĩ sẽ sử dụng công cụ để lấy được chiếc răng khỏi ổ răng. Thông qua quá trình thăm khám, chụp phim răng – hàm – mặt sẽ có chỉ định những trường hợp cần thiết phải nhổ răng. Một số trường hợp bắt buộc phải thực hiện nhổ răng như:
- Răng khôn (hay răng số 8) mọc lệch, mọc ngầm. Trường hợp này khá phổ biến vì răng khôn thường là răng mọc cuối cùng, sau khi hàm răng đã phát triển hoàn thiện nên răng khôn cần tự chen chỗ và đè đẩy răng khác để mọc lên.
- Khi răng mắc một số bệnh lý không thể hồi phục thì cần loại bỏ răng đó, như sâu răng, viêm tủy răng, nha chu nặng, u nang thân răng…
- Răng bị sứt, mẻ, vỡ… mà tổn thương quá lớn không thể phục hình và dễ gây tổn thương tủy răng bên dưới cần chỉ định nhổ bỏ.
- Một đến hai răng cần nhổ bớt trong trường hợp chỉnh nha niềng răng để tạo vị trí trống cho răng di chuyển tới vị trí mong muốn.
Nhổ răng là một phần trong quá trình niềng răng
Trong một số trường hợp, khi răng cần nhổ nằm ở vị trí nhai (răng cối, răng cửa), nha sĩ sẽ tiến hành phục hình giúp tái tạo và lấp vị trí răng đã mất. Với kỹ thuật phổ biến là trồng răng giả, chiếc răng mới sẽ có hình dáng, màu sắc giống răng thật, cũng như phục vụ chức năng nhai.
Biến chứng sau nhổ răng
Tuy kỹ thuật nhổ răng tương đối an toàn và nhanh chóng, một số biến chứng có thể xảy ra:
- Nhiễm trùng sau nhổ: Nếu bệnh nhân không chăm sóc răng miệng đúng cách, biến chứng nhiễm trùng sau mổ có thể xảy ra từ một tới ba ngày sau thủ thuật. Biến chứng nhiễm trùng đặc trưng bởi các biểu hiện: Đau sưng âm ỉ liên tục vùng nhổ răng, rỉ dịch vàng hoặc mủ trắng đục, sốt với nhiệt độ trung bình từ 37,8 tới 38,5 độ.
- Vết thương lâu lành: Xương mới chậm phát triển ở ổ răng bị nhổ khiến vết thương chậm liền, dễ bị rách làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tổn thương nhánh ba của dây thần kinh sinh ba: Trường hợp hiếm gặp có thể tổn thương nhánh của thần kinh sinh ba tại vị trí nhổ răng khiến mất cảm giác, gây tê hàm vĩnh viễn. Triệu chứng kèm theo là tê mặt hay lưỡi khiến ăn uống khó khăn. Nếu triệu chứng tê hàm kéo dài quá một tháng hoặc tăng dần, cần tới khám bác sĩ để được tư vấn và xử trí.
- Răng xô đẩy: Nếu sau nhổ răng mà không phục nha, những chiếc răng khác có thể di chuyển gây xô lệch hàm răng, thay đổi cấu trúc khớp cắn. Từ đó, ảnh hưởng tới khả năng nhai, khả năng phát âm hay đặc biệt là yếu tố thẩm mỹ.
Nhiễm trùng sau mổ có thể xảy ra nếu vết thương không được chăm sóc đúng cách
Vì các biến chứng đều có thể xảy ra và phụ thuộc vào quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng, nhiều thắc mắc thường được nêu lên như “Nhổ răng ăn gì?” hay như “Nhổ răng khôn khi nào ăn được?”… Những câu hỏi này sẽ được trả lời qua phần dưới đây.
Nhổ răng xong nên ăn gì?
Ổ chân răng sau khi nhổ thường rất nhạy cảm, vết thương dễ bị tác động do miệng là nơi diễn ra hoạt động ăn uống và tiêu thụ thức ăn đầu tiên. Người bệnh nên chờ 4 tới 5 tiếng rồi mới ăn uống trở lại, bắt đầu với đồ ăn mềm và thức uống mát, lạnh. Đồng thời, để phục hồi vết thương tốt, tránh nhiễm trùng sau nhổ răng và các biến chứng khác, người bệnh cần được duy trì chế độ ăn phù hợp hỗ trợ cho việc phục hồi. Để trả lời cho thắc mắc “Nhổ răng ăn gì cho mau lành?”, bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm sau:
- Đồ ăn mềm: Sau nhổ răng từ 2 – 4 giờ đầu, bạn nên tránh các loại thức ăn dai cứng mà nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, canh… để cơ hàm được nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều tác động tới vết thương.
- Đồ ăn mát, lạnh: Thức ăn mát lạnh có thể giúp giảm sưng tấy, phù nề vị trí chân răng vừa nhổ, đồng thời hỗ trợ cầm máu hiệu quả, giảm đau nhức chân răng. Các loại thực phẩm như nước ép trái cây, sữa chua, sinh tố… là lựa chọn tốt giúp hỗ trợ sức khỏe.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt hay chất béo không bão hòa: Các thực phẩm như cá hồi, dầu ô liu, quả bơ… có chứa nhiều chất béo không bão hòa hay chất béo lành mạnh như các loại axit béo omega-3, omega-6, omega-9. Chất béo tốt giúp hỗ trợ sức khỏe cũng như quá trình lành vết thương.
Tìm hiểu thêm: Uống dầu oliu lúc nào tốt nhất cho sức khỏe?
Nhổ răng xong nên ăn gì là thắc mắc của nhiều ngườiNhổ răng xong nên kiêng ăn gì?
Để ổ chân răng được hồi phục hoàn toàn thường mất từ một tới hai tuần. Đặc biệt, trong 24 giờ đầu sau nhổ răng rất quan trọng, người bệnh cần cẩn thận lựa chọn thực phẩm để vết thương mau lành, tránh biến chứng hậu phẫu. Cụ thể các nhóm thực phẩm cần hạn chế như sau:
Đồ ăn cứng, dai
Là loại thức ăn không thể không nhắc tới khi trả lời câu hỏi “
Nhổ răng khôn kiêng gì?”. Khi tiêu thụ những loại thức ăn này sẽ tác động trực tiếp lên cấu trúc răng miệng. Cụ thể, để ăn đồ ăn dai, cứng như mực nướng, bánh quy… cơ hàm sẽ phải hoạt động mạnh, tạo tác động lên hàm. Từ đó, dẫn tới đau tăng lên, vết thương có thể rách trở lại.
Đồng thời, đồ ăn dai và cứng dễ để lại mảng bám ở kẽ răng, tạo môi trường cho vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng.
Đồ ăn chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như mì tôm, đồ hộp… có chứa nhiều chất phụ gia, đồng thời lượng gia vị như muối hay đường khó kiểm soát, gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình lành vết thương ở ổ nhổ răng. Cụ thể, đồ ăn với lượng muối cao gây ra tình trạng vết thương lâu lành, chân răng sưng nề do muối giữ lại nước trong cơ thể người bệnh.
Hơn thế, tiêu thụ muối nhiều làm tăng huyết áp. Cao huyết áp là yếu tố gây tổn thương các mạch máu nhỏ, trong đó có mạch máu tại chân răng.
Đồ ăn nhiều đường
Các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kem, nước ngọt… cần được tránh cho tới khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Những loại đồ ngọt chứa nhiều đường hay chất tạo ngọt nhân tạo có khả năng kích thích tình trạng viêm xung quanh ổ vết thương, kéo dài thời gian phục hồi vết thương. Vết thương lâu lành đồng nghĩa tăng nguy cơ biến chứng sau nhổ răng.
Đồ ăn nhiều chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa hay còn gọi là chất béo no luôn có hại cho sức khỏe, đặc biệt ở đối tượng bệnh nhân hậu phẫu. Đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ chiên rán, pizza, hamburger… ảnh hưởng tới vết thương ở ổ răng và toàn bộ cơ thể.
Ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Đồng nghĩa lượng LDL-C (low density lipoprotein cholesterol hay cholesterol có tỷ trọng thấp) là một loại mỡ xấu sẽ tăng theo và tích tụ trong máu. LDL-C tích tụ nhiều, tạo thành mảng bám dính trong lòng mạch. Từ đó, có thể gây tắc nghẽn lòng mạch, ảnh hưởng tới quá trình đông máu và kéo theo nhiều bệnh khác như mỡ máu, đột quỵ…
Đồ uống chứa cồn và chất kích thích
Các đồ uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá… không nên sử dụng sau khi nhổ răng nói riêng hay sau phẫu thuật nói chung, đặc biệt với bệnh nhân nam. Cần tránh sử dụng bia rượu từ 6 đến 8 ngày sau thủ thuật nhổ răng.
Chúng gây tình trạng loãng máu, đồng thời làm chậm tốc độ đông máu khiến vết thương lâu lành. Đồng thời, các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích hay nhiều cồn là yếu tố tác động tiêu cực vào hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, bệnh nhân tăng khả năng bị nhiễm trùng sau mổ.
>>>>>Xem thêm: Bí kíp ngăn ngừa nóng gan, bảo vệ gan hiệu quả
Nhổ răng xong nên kiêng ăn đồ chiên nhiều dầu mỡTrên đây là bài viết của Kenshin về chủ đề “Nhổ răng xong nên ăn gì?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Răng miệng là nơi thực hiện tiêu thụ đồ ăn đầu tiên, đồng thời vị trí chân răng sau nhổ thường rất nhạy cảm. Lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp vết thương nhanh lành, tránh các biến chứng sau nhổ răng.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể