Đậu rồng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nên thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, những ai không nên ăn đậu rồng và việc ăn đậu rồng sống có gây hại gì không? Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những ai không nên ăn đậu rồng? Có nên ăn đậu rồng sống không?
Đậu rồng có chứa nhiều vitamin, chất khoáng với mức calo rất thấp, thích hợp chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Mặc dù có nhiều dinh dưỡng nhưng không phải ai thích hợp với thực phẩm này. Để biết những ai không nên ăn đậu rồng, Kenshin mời bạn tham khảo thông tin sau.
Contents
Đậu rồng cung cấp chất gì cho cơ thể?
Trước khi tìm hiểu những ai không nên ăn đậu rồng, bạn cũng cần nắm rõ giá trị dinh dưỡng cũng như những lợi ích mà thực phẩm này đem lại.
Đậu rồng là thực vật thân thảo thuộc họ Fabaceae, sống lâu năm và có hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu rồng có màu xanh nhạt hoặc màu vàng lục bình, có 4 cạnh răng cửa như múi khế và dùng làm thực phẩm.
Thực chất, mọi bộ phận của cây đậu rồng, từ thân, lá, hoa, quả,… đều được tận dụng nhiều trong nền ẩm thực Đông Á bởi hương vị đặc trưng, hấp dẫn và rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g đậu rồng cung cấp cho cơ thể những chất như:
- 49 calo;
- 4.31g carb;
- 6.95g protein;
- 0.87g tổng hợp chất béo;
- 66mg folate;
- 0.900mg niacin;
- 0.059mg axit pantothenic;
- 0.113mg pyridoxine;
- 0.100mg Riboflavin;
- 0.140mg Thiamin;
- 128IU vitamin A;
- 18.3mg vitamin C;
- 4mg natri;
- 240mg kali;
- 84mg canxi;
- 0.051mg đồng;
- 1.5mg sắt;
- 0.39mg kẽm.
Dựa trên các nghiên cứu về dinh dưỡng trong đậu rồng có thể thấy đây là thực phẩm tốt, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đậu rồng cũng được nhiều chuyên gia khuyến khích đưa vào thực đơn hàng ngày giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng có lợi như sắt, canxi, magie, đồng, kẽm,…
Đậu rồng ăn sống được không?
Ngoài thắc mắc những ai không nên ăn đậu rồng, nhiều người còn phân vân không biết có nên ăn sống thực phẩm này hay không. Đậu rồng sống có chứa nhiều folate, với 100g đậu rồng sống có thể bổ sung cho cơ thể đến 16.5% nhu cầu folate mỗi ngày.
Trong khi đó, folate hay vitamin B9 là dưỡng chất cần thiết cho não bộ, tham gia quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Các bác sĩ cũng cho biết, đậu rồng là nguồn bổ sung folate tuyệt vời cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là ăn đậu rồng sống giúp ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh hoặc các bệnh liên quan đến quá trình phân chia tế bào.
Bên cạnh đó, đậu rồng sống còn cung cấp nguồn vitamin C cực dồi dào, cụ thể khi ăn 100g đậu rồng sống, cơ thể được đáp ứng đến 18.3% nhu cầu vitamin C mỗi ngày. Đây là loại vitamin quan trọng, tham gia vào việc bảo vệ cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên, tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, hỗ trợ độ đàn hồi của mạch máu, bảo vệ tế bào chống lại nguy cơ ung thư,…
Tóm lại, đậu rồng có thể ăn sống hoặc chín đều được vì không mấy ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm này. Bạn có thể luộc đậu rồng ăn kèm sốt chấm, thêm đậu rồng sống vào salad hoặc làm món đậu rồng xào đều rất giòn ngon và tốt cho sức khỏe.
Ăn đậu rồng có tác dụng gì?
Không phải tự nhiên mà đậu rồng là một trong những thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao, khuyến khích nên thêm vào bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời mà loại đậu này mang đến cho chúng ta:
Tăng cường miễn dịch: Thành phần vitamin C, A, B có trong đậu rồng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tăng cường sức đề kháng từ bên trong cơ thể, đề phòng bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng hoặc thậm chí là ung thư.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng khi bị ngộ độc Gardenal và cách điều trị
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà đậu rồng còn giúp bạn giảm cân, giảm mỡ nhanh chóng, hiệu quả hơn đấy. Trong 100g đậu rồng chỉ chứa 49 calo – chỉ số calo rất thấp, đồng thời bổ sung thêm chất xơ giúp no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, thích hợp thêm vào thực đơn giảm cân của bạn đấy.
Làm chậm quá trình lão hóa: Đậu rồng là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, tăng cường khả năng bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của gốc tự do. Không chỉ vậy, lượng vitamin A, B, C trong đậu rồng còn nuôi dưỡng làn da từ bên trong, đem đến sắc da tươi sáng, mềm mịn và trẻ trung.
Ngừa táo bón: Chất xơ mà đậu rồng cung cấp có thể giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón rất hiệu quả đấy. Như bạn đã biết, táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ, chính vì vậy, thêm đậu rồng vào bữa ăn cũng là cách để bạn phòng tránh căn bệnh này đấy.
Những ai không nên ăn đậu rồng?
Tuy rằng đậu rồng là thực phẩm tốt, có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp sử dụng thực phẩm này. Theo chia sẻ từ chuyên gia về việc những ai không nên ăn đậu rồng, những người nên hạn chế thực phẩm này có thể kể đến như:
Người thường xuyên bị đầy hơi: Đậu rồng là thực phẩm có hàm lượng chất xơ rất cao, có lợi cho tiêu hóa nhưng với người hay bị đầy hơi thì đây lại là nguyên nhân khiến họ không nên ăn đậu rồng đấy. Chất xơ dồi dào trong đậu rồng có thể khiến tình trạng đầy hơi, khó tiêu nặng hơn, dẫn đến cảm giác khó chịu sau khi ăn.
>>>>>Xem thêm: Enzyme trypsin là gì? Nó có vai trò như thế nào trong cơ thể?
Người bị dị ứng các loại đậu: Những ai không nên ăn đậu rồng? Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những người có tiền sử dị ứng với các loại đậu không nên hoặc cần cẩn trọng khi sử dụng đậu rồng. Sau khi ăn đậu rồng, nếu có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, khó thở, mệt mỏi,… bạn cần tránh tuyệt đối những món ăn có nguyên liệu là đậu rồng.
Người có tiền sử bị sỏi thận: Bàn về những ai không nên ăn đậu rồng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng lớn chất oxalat có trong đậu rồng, đặc biệt ở phần thân và lá có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Chính vì vậy mà thực phẩm này không được khuyến khích dùng cho người đã hoặc đang bị sỏi thận.
Như vậy, Kenshin vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi: Những ai không nên ăn đậu rồng? Khi sử dụng đậu rồng sống bạn cần rửa thật sạch với nhiều lần nước và ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất có hại.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể