Bệnh thủy đậu là một căn bệnh khá phổ biến mà hầu hết mọi người đều trải qua một lần trong đời hoặc thấy người thân xung quanh mắc phải. Ngày xưa, thuỷ đậu là một căn bệnh rất nguy hiểm, vì đây là một căn bệnh rất dễ lây lan thành dịch bệnh và gây nhiều biến chứng, vậy có những cách chữa thuỷ đậu dân gian nào được áp dụng?
Bạn đang đọc: Những cách chữa thủy đậu dân gian an toàn, hiệu quả
Ngày nay, có một số cách phòng ngừa bệnh thủy đậu chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng virus, dự phòng bằng vắc xin, và các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, một số người có thể quan tâm đến các biện pháp chữa trị thủy đậu theo cách dân gian. Vậy có cách chữa thuỷ đậu dân gian nào và có an toàn hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Contents
Thuỷ đậu là gì?
Bệnh thuỷ đậu, hay còn gọi là đậu mùa (chickenpox), là một bệnh nhiễm trùng virus cấp tính gây ra bởi virus Varicella-zoster. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn nếu họ chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng.
Thời gian ủ bệnh là từ 10 – 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Chủ yếu là lây truyền thông qua tiếp xúc với dịch nhầy từ mụn của người bị nhiễm bệnh hoặc có thể nhiễm qua đường không khí từ đường hắt hơi của người bệnh. Sau khi ủ bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ và mệt mỏi, xuất hiện các tổn thương da, ban đầu là nổi mụn đỏ, sau đó biến thành mụn nước và sau cùng thành vết sẹo khi vỡ và khô lại. Ngoài ra còn có thể ngứa và gây kích ứng da.
Cách chữa thuỷ đậu dân gian bằng tắm lá thuốc
Việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thuỷ đậu. Đặc biệt, khi da bị nổi mụn và có khả năng nhiễm trùng cao, việc duy trì sự sạch sẽ có thể giảm nguy cơ mụn nước bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số cách chữa thuỷ đậu dân gian bằng cách tắm các loại lá thuốc khác nhau:
Tắm lá lốt
Lá lốt được biết đến là có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt và có tác dụng làm lành vết thương, đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương trên da hiệu quả. Dùng lá lốt để tắm cho người bị thuỷ đậu sẽ cải thiện được các triệu chứng như viêm da, ngứa ngáy, cấp ẩm cho da và giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Lá trầu
Lá trầu chứa các chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn thường được sử dụng để ngâm trong nước ấm để các chất trong lá hoà vào nước, nước này được dùng để tắm trong các cách chữa thủy đậu dân gian để sát khuẩn, làm khô các nốt mụn nước từ đó làm giảm các cơn ngứa và hạn chế tình trạng nhiễm trùng da.
Lá lựu
Lá lựu có tính chất chống vi khuẩn và chống viêm, nhờ các chất này có thể giúp làm dịu da và giảm ngứa. Cách sử dụng lá lựu rất đơn giản, bạn có thể đun sôi nước, thêm lá lựu vào và để nguội trước khi tắm.
Lá nha đam
Nha đam luôn là loại có hiệu quả đối với các vết thương liên quan đến da nhờ có tính chất làm dịu và giảm kích thích. Bạn có thể cắt lá nha đam ra và áp dụng nước gel nha đam lên da hoặc thêm nó vào nước tắm.
Lá bạc hà
Lá bạc hà có mùi thơm dễ chịu và có tính chất làm mát, tạo cảm giác dễ chịu, giảm ngứa các nốt mụn thuỷ đậu. Bạn có thể sử dụng lá bạc hà để tắm hoặc thêm dầu bạc hà vào nước tắm.
Lá tre
Lá tre có thể được sử dụng để làm dịu da và giảm ngứa. Bạn có thể đun sôi lá tre và thêm nước này vào nước tắm.
Các cách chữa thuỷ đậu dân gian bằng các bài thuốc nam
Bài thuốc từ cây thuốc nam có thể được sử dụng như một phần hỗ trợ trong việc giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thủy đậu. Dưới đây là một số bài thuốc thường được dùng trong việc hỗ trợ điều trị:
Bài 1:
Thành phần: Các vị thuốc kim ngân, kinh giới, sài đất, thổ phục linh (mỗi loại khoảng 15-20 gam).
Cách sử dụng: Sắc uống đều đặn mỗi ngày, một thang thuốc.
Bài 2:
Thành phần: Lá tre (16 gam), lá dâu (12 gam), kim ngân, rễ sậy (mỗi thứ 10 gam), cam thảo, kinh giới, cúc hoa (mỗi vị 8 gam), bạc hà (6 gam).
Cách sử dụng: Sắc uống đều đặn mỗi ngày, một thang thuốc.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để giảm khô hạn khi mang thai hiệu quả?
Bài 3:
Thành phần: Các loại liên kiều, lá tre (mỗi vị thuốc khoảng 8 gam), cát cánh, đạm đậu xị (mỗi vị 4 gam) sắc cùng bạc hà, dành dành, cam thảo (mỗi vị 2 gam), hành tăm (2 củ).
Cách sử dụng: Sắc uống đều đặn mỗi ngày, một thang thuốc.
Bài 4:
Thành phần: Cam thảo dây, kim ngân, vỏ đậu xanh, sinh địa (mỗi vị 12 gam); Lá tre (10 gam); Hoàng đằng, rễ sậy (mỗi vị 8 gam).
Cách sử dụng: Sắc uống đều đặn mỗi ngày, một thang thuốc.
Hiện nay, việc uống các bài thuốc này không còn phổ biến do sự phát triển y học của Tây Y, các loại thuốc viên sẽ dễ uống hơn, hiệu quả nhanh hơn và đỡ mất công trong việc điều chế thuốc.
Các lưu ý khi sử dụng các cách chữa thuỷ đậu dân gian
Các cách chữa bệnh thuỷ đậu giúp hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh, nhưng cần thận trọng khi sử dụng, có một số lưu ý cần thận trọng để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất:
- Pha loãng hỗn hợp thảo dược với nước ấm vừa đủ dùng để tránh bị bỏng da hoặc làm tình trạng trở nên nặng hơn.
- Một số loại thảo dược có thể gây dị ứng với người có làn da nhạy cảm. Vì vậy trước khi sử dụng để tắm hay xông hơi, nên thử trước trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng. Nếu thấy da có biểu hiện bất thường nào như đỏ da,nổi mẩn, ngứa ngáy thì cần ngưng phương pháp này và đưa người bệnh đến bệnh viện nếu cơn dị ứng không tự khỏi.
- Trước khi sử dụng các loại lá để tắm hay xông hơi, cần rửa sạch các loại thảo dược để đảm bảo thảo dược sạch sẽ, không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất hóa học có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Sau khi tắm hay xông hơi xong, dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô cơ thể, tránh lau mạnh sẽ khiến các nốt mụn nước vỡ sẽ khiến nhiễm trùng diện rộng. Đối với các bài thuốc nam, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và chỉ sử dụng khi có sự hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ Đông y điều trị.
>>>>>Xem thêm: Nên áp dụng cách chườm nóng trong trường hợp nào?
Cách chữa thuỷ đậu dân gian bằng cách tắm lá hay dùng bài thuốc nam vẫn còn rất phổ biến cho tới hiện nay. Nhất là phương pháp tắm lá nhằm giúp cho vết thuỷ đậu mau lành và hạn chế để lại sẹo. Các phương pháp này đa phần rất rẻ tiền với nguyên liệu có sẵn thân thuộc với người dân Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần ý kiến của các bác sĩ Đông Y hoặc chuyên gia để tránh việc bị dị ứng các thành phần cây thuốc hay dùng hàm lượng quá liều quy định gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm:
- Bị thuỷ đậu ăn thịt bò được không? Bị thuỷ đậu nên ăn gì cho tốt?
- Khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu bôi thuốc gì? Cách chăm sóc bé bị thủy đậu
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể