Những điều cần biết về bệnh lý tai chảy mủ

Tai chảy mủ – một bệnh lý rất phổ biến, vì thế đã tạo nên tâm lý thờ ơ, xem nhẹ dẫn đến nhiều vấn đề tai hại. Chờ gì nữa mà không trang bị cho mình những kiến thức về bệnh tai chảy mủ, tất cả sẽ có trong bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh lý tai chảy mủ

Không những làm rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tai chảy mủ vàng còn để lại nhiều hậu quả khó lường nếu người mắc phải không có phương pháp điều trị kịp thời.

Bổ sung những kiến thức cho bản thân về bệnh tai chảy mủ ngay từ bây giờ là điều vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người.

Triệu chứng thường gặp của tai chảy mủ

Khác với những bệnh lý về tai khác, thì tai chảy mủ thường rất dễ nhận biết nhờ vào hiện tượng xuất hiện dịch chảy ra từ tai gồm nước, máu hoặc mủ và đặc biệt, chúng có mùi hôi rất khó chịu.

Bên cạnh đó, có một số triệu chứng khác mà người bệnh thường hay gặp phải đó là:

  • Tai bị ù, lùng bùng gây khó chịu.
  • Đau nhức tai theo từng cấp độ.
  • Suy giảm thính lực rõ rệt, không nghe rõ.
  • Đóng ráy tai kèm theo đó là chảy mủ vàng.
  • Giảm độ nhạy cảm với các âm thanh, nặng hơn thì người bệnh thậm chí không nghe được gì.

Nguyên nhân gây bệnh tai chảy mủ

Những điều cần biết về bệnh lý tai chảy mủ 1 Tai chảy mủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thính lực

Những nguyên nhân tiềm ẩn mà nhiều người không cẩn thận mắc phải, nhất là trong các hoạt động thường ngày chính là một trong những lý do dẫn đến bệnh tai chảy mủ, tiêu biểu như:

  • Viêm tai do bơi lội hoặc ứ đọng nước trong tai: Trong khi bơi rất dễ rơi vào tình trạng nước đọng, mắc kẹt lại ở tai, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hay vi khuẩn sinh trưởng. Do đó sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm tai giữa, viêm tai ngoài nếu không may tai gặp phải tổn thương. Lùng bùng một bên tai, đau tai khó chịu hay ngứa tai kéo dài,… đây là những biểu hiện thường thấy nhất khi tai bị viêm do nguyên nhân này gây nên.
  • Vỡ màng nhĩ: Tai bị áp lực lớn khi bị chất lỏng tích tụ tại cơ quan này tác động mạnh, dẫn đến người bệnh bị tai chảy mủ nhiều hơn.
  • Tai bị chấn thương: Dù chỉ là một vết xước hay vết thương nhỏ cũng chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị chảy mủ hoặc tiết dịch tai ra bên ngoài. Hệ lụy nguy hiểm và nặng nề nhất nếu không may vết thương bị lây lan hay bị viêm nhiễm đó là gây tử vong cho người bệnh.
  • Tác nhân từ bên ngoài : Tai là bộ phận khá nhạy cảm vì thế nếu bất kỳ vật thể lạ nào bên ngoài môi trường không may mắc kẹt ở trong tai đều có thể gây ra đau nhức, chảy mủ tai. Trường hợp này thường gặp nhiều nhất là ở trẻ nhỏ, nên các gia đình có con nhỏ phải hết sức cẩn thận đối với các vật nhỏ mà bé tiếp xúc.

Biến chứng của tai chảy mủ

Tai chảy mủ vàng gây ra những biến chứng cực kỳ tai hại, thậm chí còn chuyển biến thành căn bệnh mãn tính, nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và gây khó khăn trong việc điều trị. Một số biến chứng của bệnh như:

  • Thu hẹp ống tai và gây điếc vĩnh viễn.
  • Hình thành ổ áp xe và lây lan sang các bộ phận xung quanh của cơ thể. Người bệnh phải kịp thời điều trị bằng cách hút mủ ra ngoài ngay lập tức, nếu chậm trễ, hậu quả sẽ rất đáng quan ngại.
  • Thủng màng nhĩ vì dịch mủ tích tụ lâu ngày.

Tìm hiểu thêm: Cách chế biến hà thủ ô làm tóc đen tự nhiên và suôn mượt

Những điều cần biết về bệnh lý tai chảy mủ 2

Nếu tai chảy mủ không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Biện pháp phòng ngừa tai chảy mủ

Không được xem nhẹ mà phải hết sức thận trọng trong các hoạt động thường ngày để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh lý nguy hiểm này. Nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa và sát khuẩn tai, mũi, họng bằng các dung dịch chuyên dụng, điều này không chỉ ngăn ngừa bệnh tai chảy mủ nói riêng mà còn tất cả các bệnh lý liên quan khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Không nghe những âm thanh quá lớn thường xuyên, trong trường hợp cần thiết hãy dùng nút bảo vệ tai.
  • Sau khi bơi lội phải để khô tai tự nhiên, không dùng tăm bông hay những vật dụng khác tác động vật lý quá mạnh vào tai.
  • Thăm khám và chữa viêm tai chảy mủ, chảy nước kịp thời.
  • Trong chế độ ăn uống hằng ngày nên hạn chế những thực phẩm khô cứng để tránh phải hoạt động cơ hàm quá nhiều. Bên cạnh đó, nên kiêng các thức ăn chứa nhiều đường, đồ ăn quá cay hay các chất kích thích khác.

Những điều cần biết về bệnh lý tai chảy mủ 3

>>>>>Xem thêm: Bị hiếm muộn không nên ăn gì để vợ chồng sớm có con?

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế các bệnh về tai

Mức độ của bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người, chính vì thế, không được tự ý chữa trị mà phải tham khảo ý kiến chẩn đoán của bác sĩ, tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ để sớm đẩy lùi bệnh tai chảy mủ.

Những thông tin trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về bệnh tai chảy mủ, qua đó có những biện pháp kịp thời để ngăn ngừa, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cả những người xung quanh nhé!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *