Nếu như lưu sonde dạ dày đường mũi lâu ngày không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng thì giờ đây sự ra đời của phương pháp mở thông dạ dày sẽ giúp người bệnh cải thiện những nhược điểm đó. Vậy phương pháp mở thông dạ dày qua nội soi là gì? Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giúp bạn đọc giải đáp.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về phương pháp mở thông dạ dày qua nội soi
Mở thông dạ dày là gì? Mục đích của phương pháp này là gì? Chỉ định và chống chỉ định của mở thông dạ dày ra sao? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng Kenshin tìm hiểu ngay nhé.
Contents
Tổng quan về phương pháp mở thông dạ dày
Mở thông dạ dày qua nội soi hay mở thông dạ dày qua da bằng phương pháp nội soi là một thủ thuật nội soi can thiệp tạo một lỗ thông từ ngoài vào trong lòng dạ dày nhằm 2 mục đích chính đó là:
- Giảm áp lực tạm thời cho dạ dày từ đó ngăn ngừa biến chứng sau một cuộc phẫu thuật lớn: Người bệnh sau các phẫu thuật lớn ở vùng bụng như cắt bỏ dây thần kinh phế vị, cắt bỏ toàn bộ dạ dày… cần phải hút dịch dạ dày lâu dài, mở thông dạ dày có thể thực hiện nhằm ngăn ngừa các biến chứng như viêm loét tại chỗ, trào ngược dạ dày hoặc nhiễm trùng đường hô hấp…
- Cung cấp dinh dưỡng: Ở những người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống hay thậm chí là mất khả năng nuốt, mở thông dạ dày là giải pháp được lựa chọn nhằm cung cấp dinh dưỡng, nuôi dưỡng người bệnh.
Hiện nay, có 2 phương pháp mở thông dạ dày đó là mở thông dạ dày tạm thời và mở thông dạ dày vĩnh viễn. Trong đó:
- Mở thông dạ dày tạm thời: Bác sĩ sử dụng ống thông để đặt vào dạ dày. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp người bệnh bị tổn thương thực quản do bỏng, hẹp thực quản hoặc sau các cuộc phẫu thuật lớn ở ổ bụng.
- Mở thông dạ dày vĩnh viễn được chỉ định trong các trường hợp ung thư vùng hầu họng, ung thư thực quản. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng thành dạ dày để làm ống thông.
Mở thông dạ dày cần tuân thủ 2 nguyên tắc đó là thực hiện thủ thuật đúng kỹ thuật và nhanh chóng bởi người bệnh đang bị suy kiệt đồng thời giữ được thực ăn không trào ra ngoài khi bơm vào trong dạ dày.
Trên thực tế, phương pháp mở thông dạ dày nội soi đã được áp dụng rộng rãi và thành công trên rất nhiều người bệnh.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện thủ thuật nhanh chóng chỉ từ 10 – 15 phút, an toàn, hiệu quả và đặc biệt là ít gây biến chứng. Vì là một kỹ thuật đơn giản nên việc tiến hành mở thông dạ dày có thể được thực hiện ngay tại phòng nội soi.
Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp mở thông dạ dày
Trên thực tế, không phải ai cũng cần phải mở thông dạ dày và tất nhiên cũng không phải ai cũng có thể đủ điều kiện để mở thông dạ dày. Cũng như các thủ thuật can thiệp y tế khác, mở thông dạ dày cũng có chỉ định và chống chỉ định với từng đối tượng cụ thể.
Chỉ định mở thông dạ dày
Mở thông dạ dày thường được chỉ định trong các trường hợp người bệnh không ăn được bằng đường miệng, cần được nuôi dưỡng thông qua sonde trên 4 tuần. Cụ thể:
- Người bệnh có khối u vùng miệng, họng, thực quản, cổ hoặc ngực: Khối u ở các khu vực này sẽ làm hẹp hoặc gây bít tắc hoàn toàn đường dẫn thức ăn uống dạ dày. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mở thông dạ dày để đưa thức ăn trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh.
- Người bệnh dinh dưỡng kém, có chấn thương vùng đầu hoặc có rối loạn thần kinh: Ở người bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương vùng đầu mặt cổ hoặc rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, người suy dinh dưỡng nặng… không có khả năng nuốt cần được mở thông dạ dày để hỗ trợ.
- Người mắc bệnh lý tắc nghẽn cơ học đường tiêu hoá trên: Các bệnh lý tắc nghẽn cơ học đường tiêu hoá trên như ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư hầu họng… gây chèn ép khiến người bệnh mất khả năng nuốt. Lúc này, mở thông dạ dày cần được thực hiện nhằm hỗ trợ đưa thức ăn vào thẳng dạ dày, giảm áp lực cho các cơ quan thuộc đường hô hấp trên.
- Ngoài ra, mở thông dạ dày cũng được thực hiện để nuôi dưỡng tạm thời cho các trường hợp người bệnh bị bỏng và hẹp thực quản, người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hoá trên hoặc phẫu thuật vùng bụng, người bệnh Crohn nặng…
Chống chỉ định mở thông dạ dày
Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ không chỉ định mở thông dạ dày. Vậy trường hợp nào chống chỉ định với phương pháp mở thông dạ dày?
Mở thông dạ dày chống chỉ định đối với một số trường hợp sau:
- Người có tổn thương vùng hầu họng thực quản nặng, ống nội soi không xuống dạ dày được.
- Người bệnh có rối loạn đông máu nặng hoặc đang trong quá trình điều trị kháng đông.
- Người có gan lách quá to, tăng áp lực cửa hoặc đang điều trị suy thận bằng phương pháp lọc màng bụng.
- Người bệnh đã từng phẫu thuật dạ dày trước đó (cắt toàn bộ dạ dày) hoặc người đang mắc các bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày, ung thư dạ dày.
- Người bệnh có rò ở đoạn cao của ruột non hoặc tắc ruột non.
Tìm hiểu thêm: Kem trị rạn da sau sinh Multi có tốt không?
Quy trình mở thông dạ dày
Quy trình mở thông dạ dày cơ bản được thực hiện như sau:
Chuẩn bị phẫu thuật
Chuẩn bị phẫu thuật bao gồm nhân viên y tế thực hiện (bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức, điều dưỡng), phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, hồ sơ bệnh án và người bệnh.
Về phía người bệnh, trước khi thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành giải thích mục đích, quy trình thực hiện và các rủi ro có thể xảy ra khi mở thông dạ dày. Cùng với đó, người bệnh cũng cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết, nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng, sử dụng kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ và ký giấy cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.
Tiến hành phẫu thuật
Khi vào phẫu thuật, nhân viên y tế sẽ checklist trước để đảm bảo đúng người, đúng bệnh. Tiếp đó, người bệnh sẽ được nội soi dạ dày để đánh giá tình trạng dạ dày. Khi mọi thứ đã ổn định, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ tiến hành gây mê.
Sau khi gây mê, đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, đầu cao và chân thấp 15 – 30 độ. Bác sĩ sẽ tiến hành bơm hơi căng để thành dạ dày áp sát thành bụng.
Sau khi đã xác định chính xác vị trí chọc trocar, bác sĩ sẽ sử dụng một bộ kim chỉ chuyên dụng để đính sát thành dạ dày vào thành bụng dưới hướng dẫn của nội soi. Tiếp đó, bác sĩ sẽ chích một đường nhỏ khoảng 10mm và thông qua đó, đặt ống nong vào trong dạ dày. Thông qua ống nong, bác sĩ sẽ luồn ống thông vào dạ dày sau cùng là cố định đầu ống thông bên ngoài bào thành bụng và khâu dưới da.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả nhất
Theo dõi sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi sát đồng thời sử dụng kháng sinh (thường là Augmentin 1g tiêm tĩnh mạch) để dự phòng nhiễm trùng.
Sau 48 giờ thực hiện thủ thuật mở thông dạ dày, tiến hành bơm thức ăn cho người bệnh thông qua ống thông theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về phương pháp mở thông dạ dày. Hy vọng, những chia sẻ của Kenshin có thể phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng và dõi theo Kenshin trong suốt thời gian qua.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể