Trẻ sơ sinh thường dễ bị mất nước hơn trẻ lớn. Vì thế, mẹ nên nhận ra các dấu hiệu con đang bị mất nước sớm để có cách xử lý kịp thời. Cách tốt nhất mẹ nên dùng oresol để bù nước cho trẻ sơ sinh khi bị mất nước.
Bạn đang đọc: Những điều cần lưu ý khi bù nước cho trẻ sơ sinh
Việc phát hiện trẻ sơ sinh bị mất nước hơi khó khăn hơn trẻ lớn nên mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường của con nhằm phát hiện sớm tình trạng mất nước và có cách bù nước cho trẻ sơ sinh kịp thời, tránh bệnh trở nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Contents
Trẻ sơ sinh bị mất nước từ dấu hiệu nào?
Khóc không ra nước mắt là một trong những dấu hiệu trẻ bị mất nước
Để phát hiện trẻ sơ sinh sắp hay đang bị mất nước, mẹ nên lưu ý những dấu hiệu sau đây:
- Bé không làm ướt một chiếc tã hơn 6 giờ đồng hồ.
- Nước tiểu của trẻ có màu sậm và mùi nồng hơn bình thường.
- Môi và trong miệng khô, cảm thấy khát nước.
- Thóp đầu của bé bị thõm.
- Khóc mà không ra nước mắt.
- Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
- Trẻ bị táo bón nhưng lại là dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu nước.
- Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: Mắt trũng xuống, chân và tay lạnh, trẻ ngủ liên tục hoặc quấy khóc, khó chịu.
Cách bù nước cho trẻ sơ sinh
Tùy theo mức độ bị mất nước nặng hay nhẹ của trẻ mà mẹ có cách xử lý phù hợp. Nếu trẻ bị mất nước nghiêm trọng nên đưa bé đến bệnh viện ngay còn trong trường hợp bé bị mất nước nhẹ, mẹ có thể bù nước cho trẻ sơ sinh qua những cách sau:
- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên hoặc tăng số lượng sữa công thức.
- Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thêm dung dịch khác để bổ sung nước, muối và chất điện giải mà bé bị thiếu hụt. Mẹ có thể bổ sung nước và chất điện giải cho con qua thực phẩm hoặc bổ sung chất điện giải bằng thực phẩm chức năng dạng siro.
Tác dụng của thuốc bù điện giải
Thuốc bù điện giải đang được sử dụng hiện nay là thuốc oresol gồm các thành phần Na, K, CI, có tác dụng bù lại lượng nước và điện giải đã mất do đi ngoài nhiều.
Thuốc này có thể dùng để điều trị mất nước do tiêu chảy ở trẻ em và cả người lớn.
Thuốc được dùng để thay thế chất điện giải bị mất trong các trường hợp khác như nôn mửa, sốt cao, hoạt động thể thao, làm việc vất vả, nặng nhọc…
Khi trẻ em bị tiêu chảy, oresol là một trong những cách chữa trị hiệu quả nhất. Trẻ em bị tiêu chảy, làm mất kali trong phân nhiều hơn so với người lớn. Khi uống thuốc oresol, cơ thể của trẻ được bù lại lượng kali đã mất. Thuốc có tác dụng khắc phục nhiễm toan chuyển hóa do mất nước khi thêm Citrate vào dung dịch. Ngay khi vừa mới bị tiêu chảy, nếu được bù nước và điện giải kịp thời sẽ tránh được biến chứng nguy hiểm và không cần dùng những biện pháp can thiệp như truyền tĩnh mạch.
Oresol sẽ có một số tác dụng phụ như lượng natri huyết tăng, nôn nhẹ, bù nước quá mức gây ra tình trạng suy tim. Tuy nhiên các trường hợp này không phổ biến, ít gặp.
Tìm hiểu thêm: Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?
Bù nước cho trẻ sơ sinh bằng oresol khi trẻ bị mất nướcTrẻ bị mất nước do sốt, dùng được oresol không?
Trên thực tế, rất nhiều người đã cho con uống oresol khi bị sốt dù sốt vì bất kỳ bệnh lý gì. Đúng là khi bị sốt cao, trẻ sẽ bị mất nước. Nhưng tùy vào mức độ mất nước và do các bệnh lý kèm theo mà bác sĩ sẽ quyết định trẻ có cần dùng oresol hay không.
Sau đây là những lý do trẻ không nhất thiết phải dùng oresol khi bị sốt:
- Do oresol khó uống vì có vị hơi mặn nên trẻ dễ nôn, càng nôn lại gây mất nước và chất điện giải khiến trẻ càng mệt thêm.
- Khi bị sốt, trẻ sẽ bị mất nước nhiều hơn mất chất điện giải. Chủ yếu trẻ bị mất nước qua mồ hôi và hơi thở hay còn gọi là mất nước ưu trương. Khi bù nước cho trẻ sơ sinh cần bù nước nhiều hơn bù chất điện giải. Trong khi oresol là dung dịch đẳng trương, do đó không nên bù nước cho trẻ sơ sinh bị sốt bằng oresol.
Hiện tại y khoa chưa có hướng dẫn nào về việc dùng oresol cho trường hợp trẻ bị sốt. Có thể do oresol có tác dụng bù nước và chất điện giải trong điều trị bệnh tiêu chảy, nên nhiều phụ huynh cũng áp dụng oresol để bù mất nước khi con bị sốt. Nhưng đây là việc áp dụng hoàn toàn không đúng.
Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy sẽ rất cần thiết phải uống oresol. Nếu trẻ ở trạng thái bình thường không chịu uống oresol, nhưng khi sốt lại thích uống dung dịch này thì có khả năng trẻ đang bị mất nước nhiều, cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng mất tiếng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị sốt kèm tiêu chảy cần uống oresolCách pha oresol đúng chuẩn và liều dùng
Các dung dịch bù nước thường dùng là dung dịch oresol, oresol II, hydrite dạng viên hoặc gói. Để trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân, mẹ cần pha dung dịch bù nước oresol đúng cách.
Mỗi gói oresol lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội, không nên tự ý giảm liều lượng khi pha nửa gói oresol với 1/2 lít nước.
Mỗi gói oresol II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội.
Dung dịch bù nước, điện giải oresol đã pha, không uống hết quá 24 giờ phải bỏ đi.
Trường hợp không có dung dịch oresol sẵn ở nhà, mẹ có thể nấu nước cháo muối cho trẻ uống dần. Cách nấu như sau: Dùng 1 nắm gạo, một nhúm muối và 1,2 lít nước sạch, đun nhừ đến khi lọc còn 1 lít nước.
Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, mẹ cần bù lượng dung dịch oresol cho trẻ như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 50 – 100ml oresol.
- Trẻ 2 – 10 tuổi: Uống 100 – 200ml oresol.
- Trẻ trên 10 tuổi: Uống oresol đến khi hết khát.
Nếu trẻ không thích dung dịch bù nước chỉ có vị mặn, có thể thay bằng dung dịch có mùi hương trái cây, phổ biến là oresol hương cam.
Khi số lần tiêu chảy khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện từ từ, cho trẻ uống dung dịch bù nước từng ít một. Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít bằng thìa, trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ.
Nếu trẻ bị nôn nên đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho trẻ uống thuốc bù nước, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 – 3 phút. Trẻ được bù nước và chất điện giải đủ sẽ đi tiểu nhiều, da và môi tươi tắn, trông sinh động hơn. Việc cho uống bù nước phải được tiếp tục đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Đối với bà mẹ cho bú, sau khi trẻ bú mẹ xong, tiếp tục cho uống dung dịch oresol. Trong suốt 4 giờ đầu tiên điều trị bằng oresol, mẹ không nên cho trẻ ăn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể