Những thông tin cần biết về nấm họng Candida

Nấm họng Candida là bệnh do bào tử nấm Candida Albicans phát triển quá mức kiểm soát gây nên. Ngoài ra, bệnh còn do rất nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt khác gây nên.

Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về nấm họng Candida

Nấm họng Candida là bệnh phổ biến hiện nay. Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm nấm, tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch kém thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn. Vậy nấm họng Candida có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Nấm họng Candida là gì?

Nấm họng Candida là bệnh do nấm Candida Albicans gây nên. Khi đó, nấm sẽ xuất hiện nhiều trên niêm mạc miệng và cổ họng. Nấm Candida albicans là loại nấm phổ biến, sống cộng sinh trên da và bên trong cơ thể. Ở khu vực cổ họng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm sinh sôi, phát triển.

Các vết thương do loại nấm này gây ra có màu trắng kem. Dấu hiệu ban đầu đau nhức và ngứa rát vùng tổn thương, gây ảnh hưởng tới các hoạt động ăn uống, sinh hoạt.

Những thông tin cần biết về nấm họng Candida 1 Nấm họng Candida

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu thì nhiễm nấm ở họng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu không có phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp, bệnh nấm sẽ lây lan các cơ quan khác, gây nhiễm trùng nấm toàn thân. Trường hợp nặng hơn là loại nấm Candida sẽ xâm nhập vào trong cơ thể, gây nhiễm trùng máu, gây suy tạng, thậm chí là tử vong.

Triệu chứng khi bị nấm họng Candida

Ở mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau khi bị nấm họng. Một số dấu hiệu nhận biết chung nhất đó là:

  • Má trong, lưỡi, vòm họng và cổ họng xuất hiện nhiều tổn thương màu đốm trắng kem.
  • Cổ họng có cảm giác ngứa, đau rát, đặc biệt là khi nuốt thức ăn.
  • Khó cảm nhận được các vị của thức ăn.
  • Trường hợp có dấu hiệu sốt, suy đa tạng thì rất có thể nấm Candida đã xâm nhập vào máu, gây nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến nấm họng Candida

Trên thực tế, nấm Candida luôn tồn tại bên trong cơ thể con người. Nấm Candida thường sinh sống ở miệng, cổ họng và đường tiêu hóa. Ở điều kiện bình thường, loại nấm này không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi có sự tác động của các yếu tố như hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể nạp nhiều kháng sinh, sử dụng thuốc điều trị ung thư hay thuốc corticosteroid… đều sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn trong cơ thể.

Ngoài nguyên nhân chính đó, một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida phải kể đến như:

  • Thời tiết nắng nóng.
  • Việc vệ sinh cá nhân kém.
  • Bệnh nấm họng cũng có thể xuất hiện ở những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm. Khi hít thở, vô tình sẽ hít phải các bào tử nấm trong không khí.
  • Bệnh béo phì: Thông thường, nấm Candida thường xuất hiện ở những vùng da có sự cọ xát, tiếp xúc gần. Khi cơ thể bị béo phì, sẽ xuất hiện nhiều vùng da bị gấp nếp. Kết hợp với tình trạng cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn cũng sẽ tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho nấm sinh sôi và phát triển.
  • Mang thai: Đối với phụ nữ mang thai, mức estrogen trong cơ thể sẽ cao hơn bình thường. Chính điều này cũng khiến tăng khả năng nhiễm nấm Candida.

Điều trị nấm họng Candida như thế nào?

Phát hiện và điều trị sớm nấm họng Candida sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng tiêu cực đối với sức khỏe.

Trường hợp nhiễm nấm họng ở thể nhẹ và trung bình

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị như: Nystatin, Fluconazole, Clotrimazole… Những loại thuốc có tác dụng chống nấm này được điều chế ở dạng thuốc ngậm hoặc uống. Bạn nên sử dụng theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tình trạng nấm họng sẽ được thuyên giảm và khỏi dần trong vòng từ 7 – 14 ngày.

Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Kem Yoosun rau má bà bầu có dùng được không?

Những thông tin cần biết về nấm họng Candida 2 Thuốc trị nấm Fluconazole

Người bị nấm họng thể nặng

Phương pháp điều trị thường thấy nhất là sử dụng thuốc kháng nấm fluconazole theo dạng đường uống. Với những bệnh nhân chống chỉ định với fluconazole, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống nấm khác phù hợp.

Trường hợp người bệnh bị tái phát

Cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.

Những cách ngăn ngừa nấm họng Candida

Để kiểm soát và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh do nấm Candida, bạn cần thiết lập, duy trì một số thói quen như:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh. Với những người sử dụng răng giả, cần vệ sinh và khử trùng răng miệng thường xuyên.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối.
  • Không nên ăn quá đồ ngọt, đồ chứa nhiều đường.
  • Hạn chế sử dụng các chất chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp để rèn luyện sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Những thông tin cần biết về nấm họng Candida 3

>>>>>Xem thêm: Hội chứng suy mòn Cachexia: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt

Trên đây là những thông tin về bệnh nấm họng Candida bao gồm nguyên nhân, cách điều trị và những biện pháp phòng ngừa. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chủ động trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *