Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế: Tham khảo nay nếu có bệnh thận!

Dựa trên phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên tắc đảm bảo loại bỏ tác nhân gây bệnh càng sớm càng tốt và khắc phục các triệu chứng do suy thận gây ra. Vậy phác đồ điều trị cho người bị suy thận cấp như thế nào?

Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế: Tham khảo nay nếu có bệnh thận!

Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng của thận có thể mất dần và không thể hồi phục. Do đó, dựa trên phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin nhé!

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận, gây ra bởi nhiều nguyên nhân: Tại thận hoặc ngoài thận.

Dựa trên tiến triển của bệnh, suy thận cấp được chia thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn tác nhân gây bệnh tấn công;
  • Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu;
  • Giai đoạn đái trở lại;
  • Giai đoạn phục hồi chức năng.

Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế 1

Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận

Các triệu chứng của suy thận cấp bao gồm: Thiểu niệu hoặc vô niệu, rối loạn cân bằng nước và điện giải, rối loạn cân bằng toan kiềm, nồng độ protein trong nước tiểu cao, phù,… Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, hôn mê, hoặc chuyển sang suy thận mạn.

Mặc dù suy thận cấp có tỷ lệ tử vong khá cao nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì chức năng của thận vẫn có thể phục hồi như bình thường.

Nguyên nhân gây suy thận cấp

Dựa trên vị trí giải phẫu và cơ chế bệnh sinh, người ta chia nguyên nhân gây suy thận cấp thành 3 nhóm:

  • Nguyên nhân trước thận: Có thể do giảm lưu lượng máu tới thận như sốc giảm thể tích, mất máu quá nhiều,…
  • Nguyên nhân tại thận: Do sự tiến triển của viêm cầu thận sau nhiễm trùng, viêm mạch máu tại thận, viêm thận kẽ, viêm ống thận,…
  • Nguyên nhân sau thận: Sỏi tiết niệu, tắc niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt,…

Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế 2

Nguyên nhân gây suy thận cấp gồm 3 nhóm: Trước thận, tại thận và sau thận

Vậy phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết!

Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế

Thông tin về phác đồ điều trị dưới đây tham khảo từ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu” số 3931/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 21 tháng 9 năm 2015. Dựa trên phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị suy thận cấp bao gồm:

  • Loại bỏ nguyên nhân gây suy thận cấp nhanh nhất nếu có thể.
  • Khắc phục các rối loạn tuần hoàn, phục hồi lưu lượng máu đến thận, duy trì huyết áp tâm thu từ 100 – 120mmHg.
  • Phục hồi lưu lượng nước tiểu về mức bình thường.
  • Khắc phục các rối loạn nội mô do suy thận cấp gây ra.
  • Tiến hành lọc máu ngoài thận khi cần.
  • Cân bằng nước, điện giải sao cho phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.

Tìm hiểu thêm: 1 phần bún xào chay bao nhiêu calo?

Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế 3
Điều trị suy thận cấp cần dựa trên những nguyên tắc nhất định

Điều trị bệnh theo từng giai đoạn

Giai đoạn tác nhân gây bệnh tấn công: Cố gắng khắc phục, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nếu có thể như: Bù nước nếu mất nước quá nhiều, truyền máu nếu mất máu, loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu,…

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu:

  • Ở bệnh nhân thiểu niệu hoặc vô niệu đã có phù, duy trì cân bằng âm (nước trong cơ thể ít hơn nước ra khỏi cơ thể).
  • Dùng các thuốc lợi tiểu quai Furosemid, với liều khởi đầu là 40 – 80mg. Liều tối đa là 1000mg. Chú ý, không sử dụng thuốc lợi tiểu nếu suy thận cấp do nguyên nhân sau thận.
  • Trong trường hợp suy thận cấp do nguyên nhân trước thận, bác sĩ nên cho bệnh nhân bù đủ thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt, không dùng thuốc lợi tiểu nếu chưa bù đủ dịch.
  • Điều trị tăng kali máu bằng các thuốc như Calci gluconat, Glucoza kết hợp Insulin, hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch chậm Natri bicarbonat,…
  • Tiến hành lọc máu khi điều trị tăng kali máu bằng các thuốc trên không có hiệu quả và nồng độ kali ≥ 6,5mmol/l, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa (pH

Giai đoạn đái trở lại:

  • Đảm bảo cân bằng nước – điện giải và xác định lượng nước tiểu trong 24 giờ.
  • Khi lưu lượng nước tiểu > 3 lít/24 giờ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch.
  • Khi lưu lượng nước tiểu
  • Theo dõi tình trạng bệnh sau 5 ngày, nếu người bệnh vẫn tiểu nhiều thì cũng hạn chế bù dịch vì đây là giai đoạn thận bắt đầu phục hồi chức năng.

Giai đoạn phục hồi:

  • Chú ý chế độ ăn uống của bệnh nhân, tăng thức ăn giàu đạm khi ure máu đã về mức bình thường.
  • Theo dõi chức năng thận định kỳ theo hướng dẫn.

Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế 4

>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị Gút có uống whey được không?

Dựa trên phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp

Tóm lại, dựa trên phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên tắc đảm bảo loại bỏ tác nhân gây bệnh càng sớm càng tốt và khắc phục các triệu chứng do suy thận gây ra như rối loạn cân bằng nước – điện giải, thiểu niệu, vô niệu,… Suy thận cấp nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chức năng thận hoàn toàn có thể hồi phục bình thường.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn. Lưu ý rằng phác đồ điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *