Nang rò khe và rò khe mang là những dị tật bẩm sinh xảy ra ở vùng cổ bên. Đây là các trường hợp phẫu thuật tại vùng đầu – mặt – cổ khá phổ biến nhằm loại bỏ hoàn toàn đường rò. Vậy quy trình phẫu thuật rò khe mang diễn ra như thế nào? Các tai biến có thể gặp và cách xử lý sau phẫu thuật rò khe mang như thế nào?
Bạn đang đọc: Quy trình phẫu thuật rò khe mang như thế nào? Tai biến và cách xử lý sau phẫu thuật
Rò khe mang bẩm sinh và nang vùng cổ là bệnh lý thường gặp trong phẫu thuật vùng đầu – mặt – cổ. Sự phát triển không hoàn hảo của phôi thai là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau, đặc biệt ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như cuộc sống của người bệnh nhưng có thể gây tốn kém nếu xảy ra biến chứng cần điều trị kéo dài.
Contents
Rò khe mang là bệnh gì?
Rò khe mang và nang rò khe mang là những dị tật bẩm sinh xảy ra tại vùng cổ bên. Các cung mang phát triển không bình thường trong giai đoạn hình thành phôi thai là nguyên nhân chính gây ra dị tật rò khe mang. Thông thường, cung mạch sẽ chạy xuyên qua các cơ quan khác nhau và nằm sát gần các mạch máu, thần kinh nên rất phức tạp.
Phẫu thuật rò khe mang thường được chỉ định nhằm mục đích lấy bỏ đi toàn bộ đường rò. Đây là một trong những phẫu thuật tại vùng đầu – mặt – cổ thường gặp. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật chống chỉ định với những trường hợp rò mang đang bị viêm, sưng tấy hoặc áp xe.
Rò khe mang được chia thành 4 loại là I, II, III và IV với những đặc điểm như sau:
- Rò khe mang I: Đặc điểm của loại I là đường rò ngắn, thường chạy ngang tuyến mang tai, đầu trong ở mặt trong của ống tai ngoài còn đầu trong ở vùng cạnh hàm. Đường rò khe mang I thường ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn so với những đường rò khe mang II, III và IV. Đối với phẫu thuật rò khe mang I cần thực hiện cẩn thận vì rất dễ chạm phải dây thần kinh số VII và gây liệt mặt.
- Rò khe mang II: Đường rò khe mang II có đầu trong tiếp xúc với amidan ở cực dưới còn đầu ngoài nằm ở ⅓ cạnh cổ. Đường rò này thường hay rỉ dịch nước bọt và cần thực hiện phẫu thuật ngay khi phát hiện ra.
- Rò khe mang III: Đây là đường rò dài nhất trong 4 loại đường rò với đầu ngoài nằm ở ⅓ giữa vùng cổ bên và chạy ngang qua vào bên trong chạc cảnh đến vùng đáy xoang lê. Đường rò này cũng hay bị rỉ dịch nước bọt. Thực hiện phẫu thuật rò khe mang III phải xuất phát từ hướng phía dưới đi lên trên và cần phải cẩn thận khi đi ngang qua chạc cảnh.
- Rò khe mang IV: Đường rò này thường hiếm gặp hơn và khá ngắn. Đường rò khe mang IV xuất phát từ ⅓ ở phía dưới vùng cổ bên rồi chạy thẳng vào khí quản. Đây là đường rò ít khi bị rỉ dịch nên khó phát hiện. Tuy nhiên, phẫu thuật rò khe mang IV lại dễ thực hiện hơn.
Quy trình phẫu thuật rò khe mang như thế nào?
Đặc điểm của mỗi loại rò khe mang là khác nhau nên phương pháp phẫu thuật cũng khác nhau. Đồng thời, loại phẫu thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ lành nghề và tại cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị y tế.
Hôm nay, Kenshin sẽ chia sẻ với bạn đọc về quy trình phẫu thuật rò khe mang I và II ngay sau đây.
Trước khi tiến hành phẫu thuật rò khe mang, người bệnh cần được:
- Khám – nội soi tai mũi họng và thực hiện các xét nghiệm đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Chụp CT cắt lớp vùng mang cổ ở 2 tư thế là coronal và axial.
- Thăm khám trước phẫu thuật bởi bác sĩ gây mê hồi sức, bởi đối với loại phẫu thuật này bệnh nhân cần được gây mê toàn thân.
- Bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng về cách thức phẫu thuật cũng như những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.
- Ký giấy cam kết thực hiện gây mê toàn thân và phẫu thuật.
Quy trình phẫu thuật rò khe mang I
Phẫu thuật rò khe mang I được tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm nghiêng về phía bên lành ở mức tối đa (dưới vai được kê đệm gối) trên bàn phẫu thuật.
- Bước 2: Bác sĩ gây mê tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân.
- Bước 3: Bác sĩ phẫu thuật đứng ở vị trí phẫu thuật và dùng dao rạch da chạy theo đường tuyến mang tai, sau đó tiến hành bóc tách vạt da ra phía trước.
- Bước 4: Bóc tách nhằm bộc lộ bờ sau tuyến mang tai, bờ trước cơ ức đòn chũm, phần dưới của sụn ống tai và phần bụng phía sau của cơ nhị thân.
- Bước 5: Tiến hành tìm kiếm phần thân dây thần kinh số VII theo hướng của ngón tay chỉ và phía trên bình diện của cơ nhị thân nhằm mục đích bộc lộ các nhánh của dây thần kinh số VII.
- Bước 6: Tiếp tục bóc tách chạy theo hướng của ống rò khe mang cho đến khi kết thúc hoàn toàn ở ống tai ngoài. Xác định ống rò khe mang chạy ở phía trên hay dưới hay chạy xuyên qua các nhánh của dây thần kinh số VII. Sau đó, tiến hành cắt bỏ đường rò khe mang này nhưng không được làm tổn thương đến dây thần kinh số VII.
- Bước 7: Tiến hành khâu bít lỗ trong của ống rò nằm ở ống tai ngoài.
- Bước 8: Đặt ống dẫn lưu kín và hút chân không, sau đó khâu đóng da lại.
Tìm hiểu thêm: Rạn da mông ở nam: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
Quy trình phẫu thuật rò khe mang II
Phẫu thuật rò khe mang II được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa đầu tối đa, có gối độn vai.
- Bước 2: Bác sĩ gây mê tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân.
- Bước 3: Phẫu thuật viên chính sẽ đứng tại vị trí phẫu thuật, người phụ sẽ đứng ở bên đối diện và trên đầu.
- Bước 4: Phẫu thuật viên sẽ dùng dao rạch da theo đường ngang cổ miệng, sau đó bóc tách vạt da lên phía trên và xuống dưới theo đường bình diện phía dưới cơ bám da cổ.
- Bước 5: Tiếp tục bóc tách quanh lỗ rò để tìm đường rò khe mang chạy trong máng cảnh và chạy lên ngang mức xương móng sẽ tiến sâu vào trong nên bác sĩ thường phải rạch da đường thứ 2 nằm ngang mức sừng lớn của xương món phía cùng bên nhằm mục đích lấy hết đường rò dễ dàng hơn.
- Bước 6: Do đường rò khe mang II chạy sâu vào amidan nên cần tiếp tục bóc tách đường rò khe mang đến bình diện sâu hơn so với sừng lớn của xương móng. Sau đó, tiến hành kẹp và buộc thắt đường rò bằng chỉ không tiêu kích thước 2-0 hoặc 3-0 (một số chuyên gia khuyến cáo có thể cắt bỏ amidan có đường rò).
- Bước 7: Đặt ống dẫn lưu và khâu đóng da hai lớp.
Tai biến và cách xử trí sau phẫu thuật rò khe mang I, II
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật rò khe mang I và II sẽ được theo dõi và chăm sóc hút dịch hàng ngày, vệ sinh vết mổ, thay băng và băng ép. Sau 48 giờ, người bệnh được rút ống dẫn lưu và sau 5 – 7 ngày là có thể được cắt chỉ, đồng thời cần điều trị nhằm chống viêm, phù nề.
Bệnh nhân có thể gặp phải một số tai biến sau phẫu thuật rò khe mang I và II là chảy máu, nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, đối với phẫu thuật rò khe mang I thì bệnh nhân có nguy cơ bị liệt mặt (do các nhánh của dây thần kinh số VII bị tổn thương) hoặc hội chứng Frey.
>>>>>Xem thêm: Xây dựng thực đơn cho người tăng huyết áp và mỡ máu cao
Tóm lại, rò khe mang là một dị tật bẩm sinh ở vùng cổ bên và thường được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nhằm mục đích lấy bỏ toàn bộ đường rò. Việc phẫu thuật rò khe mang cần được thực hiện ở những cơ sở y tế có đầy đủ các trang thiết bị cũng như bác sĩ có tay nghề cao nhằm hạn chế các tai biến và biến chứng nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể