Trong quá trình vận động, không tránh khỏi những chấn thương, điển hình là rách gân cơ đùi sau. Rách gân cơ đùi sau là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này thế nào?
Bạn đang đọc: Rách gân cơ đùi sau là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Tập luyện thể dục thể thao đòi hỏi người tập phải biết cách phối hợp nhịp nhàng các nhóm cơ trên cơ thể. Do gân cơ đùi sau rất dễ tổn thương nên chỉ cần một vài động tác sai kỹ thuật, bạn cũng có thể dễ dàng bị rách gân cơ đùi sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Vì vậy, thật khó để hiểu được nguyên nhân và xác định được cách điều trị đúng đắn. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Contents
Rách gân cơ đùi sau là gì?
Nhóm cơ đùi sau là tập hợp của ba loại cơ bao gồm: Cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân và cơ bán màng. Chúng nằm nằm ở phía sau vùng đùi, bám vào ụ ngồi của khung xương chậu phía trên và phần sau của đầu gối ở phía dưới.
Rách gân cơ đùi sau là hiện tượng chấn thương do các sợi cơ đùi sau bị căng giãn quá mức nên bị tổn thương một phần hoặc bị rách hoàn toàn. Thông thường, vị trí rách thường nằm dọc theo đường sợi cơ hoặc điểm kết nối của nhóm cơ đùi sau.
Các chuyên gia đã chia bệnh lý này thành 3 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất của căn bệnh này. Các sợi cơ bị kéo giãn quá mức nhưng chưa bị rách, người bệnh cảm giác đau và sưng phù sau đùi.
- Mức độ 2: Ở mức độ này, các sợi cơ đã bị rách một phần hoặc một phần cơ đã tách khỏi bao gân. Lúc này bệnh nhân cảm thấy sưng đau nhiều hơn và thực hiện một số động tác khó khăn hơn bình thường.
- Mức độ 3: Đây là mức độ nặng nhất khi bị rách gân cơ đùi sau, nhưng tỉ lệ rất ít gặp. Sợi cơ đùi sau bị rách nhiều và thậm chí là tách rời khỏi ra khỏi phần gân. Biểu hiện của người bệnh ở mức độ này là cảm giác đau đớn dữ dội, chân bầm tím, sưng phù và không thể cử động được cơ đùi sau.
Rách gân cơ đùi sau là tình trạng phổ biến với các vận động viên
Nguyên nhân rách gân cơ đùi sau
Rách gân cơ đùi sau thường bắt nguồn từ những cử động đột ngột, sai kỹ thuật khiến cơ đùi không kịp thích nghi. Vì vậy, không chỉ có vận động viên mà cả nhưng người mới bắt đầu tập luyện cũng không tránh khỏi nguy cơ bị rách gân cơ đùi sau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:
- Người bệnh bị mất cân bằng cơ xuất phát từ nguyên nhân tập luyện không đồng đều, cơ đùi trước phát triển hơn cơ đùi sau.
- Do ít vận động thể chất, cơ thể yếu nên người bệnh rất dễ bị rách gân cơ đùi sau dù chỉ hoạt động nhẹ nhàng.
- Mang vác vật nặng với tư thế không đúng.
- Khởi động không kỹ càng, các cơ chưa kịp thích nghi với áp lực lớn sau thời gian dài nghỉ ngơi.
- Vận động quá mạnh hoặc sai kỹ thuật khiến các cơ bị kéo giãn quá mức.
- Do chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện như: Ngã, trượt chân,… hoặc nhảy từ một độ cao nhất định nhưng tiếp đất không đúng cách.
- Người bệnh có tiền sử bị rách gân cơ đùi sau, vết thương chưa hồi phục hoàn toàn.
Rách gân cơ đùi khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn dữ dội
Triệu chứng rách gân cơ đùi sau
Khi bị rách gân cơ đùi sau, bạn sẽ bắt gặp triệu chứng điển hình là một cơn đau nhói cực độ và rất đột ngột ở mặt sau đùi. Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn có thể cảm nhận được đùi sau như bị xé rách hoặc nghe được tiếng “phựt” do cơ bị rách. Sau đó, phần đùi sẽ nhanh chóng sưng lên, bầm tím và cơn đau kéo dài trong nhiều ngày tùy thuộc vào mức độ rách cơ.
Tùy vào thể trạng của từng người và mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh sẽ ít nhiều bị yếu cơ. Nếu đã đạt đến mức độ 3, bệnh nhân rất có thể sẽ mất hoàn toàn khả năng phục hồi và vận động ở vùng đùi bị rách.
Điều trị rách gân cơ đùi sau như thế nào?
Tùy vào tình trạng của mỗi người mà cách điều trị rách gân cơ đùi sau là hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là 2 cách điều trị bệnh lý này được nhiều người áp dụng:
Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản và hiệu quả
Băng nén vết thương giúp giảm sưngĐiều trị tại nhà
Nếu tình trạng rách gân cơ đùi sau không quá nghiêm trọng, các bó gân cơ chỉ mới bị xước hoặc rách một phần nhỏ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Để giảm đau, bạn hãy làm theo một vài chú ý sau:
- Tạm dừng tất cả hoạt động thể dục thể thao hoặc vận động mạnh và nghỉ ngơi cho đến khi chấn thương hồi phục.
- Chườm lạnh nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài 20 phút để giảm đau, giảm sưng tấy và làm tan máu bầm.
- Quấn băng nén để băng bó vết thương hoặc nâng cao chân khi nằm để giảm sưng đau.
- Sử dụng gậy hoặc nạng khi di chuyển để tránh dồn lực lên phần đùi đã bị tổn thương.
Thăm khám bác sĩ
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Đối với trường hợp rách cơ đùi sau mức độ 1 và 2 sẽ sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen, tylenol kết hợp với nghỉ ngơi, chườm lạnh và các phương pháp phục hồi cơ. Nếu đã đạt đến mức độ 3, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ngay để kịp thời nối cơ cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Thắc mắc: Khô mắt thiếu vitamin gì?
Phẫu thuật nối cơ cho trường hợp rách gân cơ đùi sauRách gân cơ đùi sau có thời gian bình phục khá dài, từ 3 tháng cho đến 1 năm. Vì vậy, bạn nên quan tâm tới sức khỏe của bản thân trong lúc tập luyện, làm việc để tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể