Răng sinh đôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Quá trình mọc răng là khi răng sữa gãy rụng thì mới mọc lên răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, một số người bị rối loạn mọc răng hoặc vì lý do nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng mọc răng sinh đôi không mong muốn. Vì vậy, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về các biểu hiện và cách khắc phục nhé.

Bạn đang đọc: Răng sinh đôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Theo thống kê từ một trường mẫu giáo cho biết, trẻ em bị răng sinh đôi chiếm tỉ lệ khá thấp, nên có thể nói đây là một tình trạng hiếm gặp. Tuy vậy, tình trạng tưởng chừng như vô hại này lại tìm ẩn rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến khớp cắn và tính thẩm mỹ.

Tìm hiểu về răng sinh đôi

Răng sinh đôi là gì

Răng sinh đôi (tooth gemination) là hiện tượng xảy ra khi một chiếc răng phát triển thành hai. Trong trường hợp này, răng mới được hình thành từ một mầm phát triển răng duy nhất và chúng có thể dính hoặc chia cắt nhau.

Răng sinh đôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 1

Răng sinh đôi (tooth gemination) là hiện tượng xảy ra khi một chiếc răng phát triển thành hai

Tần suất, vị trí xuất hiện răng sinh đôi

Như đã chia sẻ, hiện tượng răng sinh đôi rất bất thường và khá hiếm gặp. Tần suất xuất hiện của chúng cũng còn tùy thuộc vào từng vùng hoặc nhóm dân tộc. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra răng sinh đôi chỉ chiếm từ 1 – 5%.

Về vị trí xuất hiện của răng sinh đôi đó là ở giữa răng cửa hoặc răng cạnh bên, tuy nhiên cũng xảy ra ở trên các răng khác. Đặc biệt, răng sinh đôi còn diễn ra ở cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn, từ đó chúng gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ hoặc chức năng ăn uống của người bị.

Nguyên nhân, dấu hiệu và các tác động khi xuất hiện răng sinh đôi

Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như tác động khi gặp tình trạng răng sinh đôi nhé!

Nguyên nhân

Nguyên nhân xuất hiện răng sinh đôi vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên tình trạng này xảy ra có thể do những lý do sau:

  • Cơ thể thiếu dưỡng chất;
  • Nội tiết tố không cân bằng;
  • Nhiễm trùng hoặc viêm các khu vực gần mầm răng đang trong giai đoạn phát triển;
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc;
  • Di truyền từ người thân trong gia đình;
  • Xạ trị làm tổn thương răng đang phát triển.

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào? Biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Răng sinh đôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 2
Cơ thể thiếu dưỡng chất cũng là một trong những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng răng sinh đôi

Dấu hiệu

  • Răng bị dày, to hơn bình thường, có đến hai thùy răng, nhìn vào sẽ không thấy đối xứng;
  • Răng bị biến dạng, hình dáng không đều nhau;
  • Khớp cắn bị ảnh hưởng;
  • Thiếu không gian cho răng mới mọc lên, từ đó gây chen lấn, cản trở sự phát triển của răng xung quanh;
  • Gây ra các vấn đề về thẩm mỹ, nha chu, khó khăn nhai thức ăn hoặc ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng.

Tác động của răng sinh đôi đến sức khỏe răng miệng

  • Răng sinh đôi dẫn đến việc hàm răng không đồng đều khiến người bị cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp;
  • Răng sinh đôi khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, vì vậy có thể gây sâu răng;
  • Không được chăm sóc kỹ lưỡng hay điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai, cản trở việc nghiền nát thức ăn.

Chẩn đoán và điều trị răng sinh đôi

Chẩn đoán

Cách khắc phục tình trạng răng tooth gemination đó là bạn có thể khám lâm sàng hoặc chụp X-quang. Khi đó, bác sĩ sẽ xác định được vị trí, kích thước của răng sinh đôi.

Gợi ý các phương pháp điều trị răng sinh đôi

  • Điều trị nội nha: Điều trị tủy, tiếp theo làm giảm chiều rộng từ xa của răng. Chỉnh hình răng bằng mão sứ hoặc điều trị bằng tủy sau đó phẫu thuật tách biệt 2 răng.
  • Điều trị phẫu thuật: Nếu như răng không phù hợp để điều trị tủy thì bạn có thể cân nhắc nhổ răng. Sau đó cần phục hình và cố định hoặc tháo lắp sau khi nhổ.
  • Chỉnh nha: Trong một vài trường hợp niềng răng cũng có thể sử dụng để điều chỉnh vị trí và tách răng ra.
  • Điều trị phục hình: Tạo hình răng bằng vật liệu thích hợp, trám khe nứt và phục hồi nhựa cho rãnh để ngừa sâu răng.

Cách phòng ngừa hiện tượng răng sinh đôi

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và cách giảm thiểu khi gặp tình trạng sinh sinh đôi:

Biện pháp phòng ngừa

  • Chăm sóc răng miệng: Điều quan trọng nhất để tránh bị răng sinh đôi đó là nên chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn cần đánh răng đầy đủ, ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa, cùng với súc miệng để làm sạch khe răng.
  • Hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều đường: Bởi những thức ăn này có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe răng miệng.
  • Quan tâm đến chế độ ăn uống: Thực phẩm như kẹo cao su, kẹo dẻo và đồ ngọt có thể gây ra sự cọ xát và va chạm giữa các răng, từ đó dẫn đến tooth gemination. Do đó, hạn chế ăn các thực phẩm này chính là cách phòng ngừa hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Cách giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh về răng khi bị răng sinh đôi

  • Để giảm thiểu các triệu chứng về răng miệng bạn nên khám định kỳ: Việc kiểm tra cũng như điều trị kịp thời sẽ khắc phục được những vấn đề không mong muốn.
  • Tránh va đập mạnh: Trong quá trình đánh răng hoặc chơi thể thao bạn nên hành động kỹ lưỡng.
  • Chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ định: Người gặp tình trạng răng sinh đôi cần tuân theo hướng dẫn của các nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.

Răng sinh đôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 3

>>>>>Xem thêm: Sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi và một số lưu ý cần nhớ

Người gặp tình trạng răng sinh đôi cần tuân theo hướng dẫn của các nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách

Răng sinh đôi có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, bạn nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng của mình, nếu như cần chỉnh nha hãy tìm hiểu kỹ lưỡng những địa chỉ uy tín để mang đến kết quả cao nhé.

Xem thêm:

  • Một số bệnh về răng miệng phổ biến mà bạn cần phải chú ý
  • Bạn có muốn biết cách đánh răng không bị tụt lợi hay không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *