Tình trạng bị rong kinh sau mỗi ngày hành kinh luôn là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Rong kinh không chỉ gây ra khó khăn trong sinh hoạt mà nó cũng có thể là cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và rong kinh kéo dài bao lâu thì nên đi khám?
Bạn đang đọc: Rong kinh bao lâu thì nên đi khám?
Rong kinh đã luôn là nỗi ám ảnh với đa phần chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và rong kinh kéo dài lâu hay ngắn là tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đi thăm khám để có thể điều trị kịp thời.
Tình trạng bị rong kinh sau mỗi ngày hành kinh
Contents
Rong kinh là gì?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày. Kinh nguyệt kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày và trung bình một người phụ nữ mất khoảng 50 đến 80 ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông thành mảng và có thể chứa các vụn của tế bào niêm mạc âm đạo hoặc vi khuẩn đã có trong âm đạo.
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài trên 7 ngày. Kinh nguyệt ra nhiều khiến chị em phải thay băng liên tục hàng giờ và cảm thấy rất khó chịu ngay cả vào ban đêm vì lượng kinh không giảm. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người mắc phải mệt mỏi vì mất quá nhiều máu.
Nguyên nhân dẫn đến rong kinh
Rong kinh cơ năng
Ở các lứa tuổi như tuổi dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh thì tình trạng kinh nguyệt kéo dài rất dễ xảy ra. Nguyên nhân là do lúc này nội tiết tố ở phụ nữ tuổi trung niên và các bạn nữ trong tuổi dậy thì thay đổi rất nhiều, lượng estrogen có thể tăng hoặc giảm đột ngột làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài và lượng máu kinh tăng lên.
Khi bắt đầu có kinh trong 2 năm đầu, các bạn gái thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài 21đến 40 ngày, và các chu kỳ có thể bị lệch khoảng 10 ngày.
Rong kinh do bệnh lý
Một số bệnh lý có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, chẳng hạn như tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng, bao gồm các bệnh lý như polyp buồng tử cung, u xơ, viêm nhiễm, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung…
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc uống thuốc tránh thai đều đặn hằng ngày, uống thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể khiến bạn bị kéo dài kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm: Bỏ túi 6 mẹo giúp kích thích mọc tóc hiệu quả tại nhà
Việc uống thuốc tránh thai có thể khiến bạn bị kéo dài kinh nguyệtRong kinh có gây nguy hiểm không?
Tình trạng kinh nguyệt kéo dài mà không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Rong kinh có thể khiến người mắc phải mất máu ồ ạt và dẫn đến thiếu máu, về lâu dài có thể dẫn đến thiếu máu mãn tính với các biểu hiện nguy hiểm như mệt mỏi, khó thở.
- Kinh nguyệt kéo dài còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ. Họ không tự tin trong công việc cũng như trong cuộc sống, luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nhiều trường hợp cảm thấy rất sợ hãi khi gần đến ngày kinh nguyệt.
- Ngoài ra, nếu tình trạng ra máu nhiều và kéo dài trong nhiều ngày thì đây sẽ là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phần phụ, một số bệnh viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến vô sinh.
- Nếu rong kinh là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, polyp tử cung hay viêm nội mạc tử cung…, thì có thể vô cùng nguy hiểm. Những trường hợp này nếu để lâu có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.
Trường hợp máu kinh ra nhiều trong vòng nhiều ngày không dứt, chị em nên nghỉ ngơi tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân chính xác từ đó có hướng điều trị kịp thời, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng.
Rong kinh bao lâu nên đi khám?
Bạn nên duy trì lối sống khoa học, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, hãy tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh làm việc quá sức, căng thẳng quá độ khiến cơ thể mệt mỏi.
>>>>>Xem thêm: Thuốc tottri có tốt và hiệu quả không?
Bạn nên xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị rong kinhHạn chế sử dụng chất béo và bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt, magie, kẽm, vitamin B1, B6, vitamin E như các loại ngũ cốc, các loại hạt, cá, rau xanh và trái cây… Ngoài ra, chị em không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê và đồ cay trong khi bị rong kinh.
Hãy chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy tình trạng rong kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều hơn bình thường và có thể kèm theo hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới để có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Khám phụ khoa định kỳ là lời khuyên hữu ích dành cho chị em phụ nữ. Thông qua thăm khám lâm sàng hoặc có thể thêm một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
Trên đây là một vài thông tin về vấn đề rong kinh bao lâu thì nên đi khám. Hy vọng với câu trả lời trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc và biết được sự cần thiết trong việc quan sát chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể