Rong kinh ở trẻ dậy thì có nguy hiểm không? Những điều bố mẹ cần biết

Rong kinh ở trẻ dậy thì là một triệu chứng gây bối rối cho các bé gái cũng như các bà mẹ có con gái trong độ tuổi này. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng cần phải điều chỉnh kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Bạn đang đọc: Rong kinh ở trẻ dậy thì có nguy hiểm không? Những điều bố mẹ cần biết

Rong kinh, kinh nguyệt không đều,… là những tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở các bé gái tới độ tuổi dậy thì. Hiện tượng này đa phần là do giai đoạn mới bắt đầu hành kinh, sự hoạt động của buồng trứng, khu vực dưới đồi và tuyến yên chưa được ổn định. Tuy nhiên, một số tình trạng rong kinh ở trẻ dậy thì kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau nên có thể ảnh hưởng đến thế chất và tâm sinh lý của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ một số thông tin về tình trạng này, nhằm hỗ trợ các mẹ trong quá trình chăm sóc con gái ở giai đoạn dậy thì.

Tổng quan về tình trạng rong kinh ở trẻ dậy thì

Rong kinh tuổi dậy thì là gì?

Một người phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh sẽ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh thường xuất hiện từ ngày đầu tiên đến ngày thứ ba hoặc ngày thứ năm của chu kỳ, sau đó kinh nguyệt sẽ chấm dứt hẳn.

Rong kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên bảy ngày và có tính lặp đi lặp lại. Kèm theo đó, lượng máu cơ thể mất đi sau mỗi kỳ kinh nguyệt nhiều hơn bình thường. Lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ bình thường khoảng 50-80 ml, còn đối với rong kinh thường trên 80ml máu.

Các bạn cần phân biệt rong kinh và rong huyết. Rong huyết cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên bảy ngày. Tuy nhiên, tình trạng này không manh tính chu kỳ và có thể không phải là hành kinh. Lượng máu mất đi có thể ít, trung bình hoặc nhiều. Còn nếu như tình trạng rong kinh kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh rong huyết.

Ở giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt chưa thực sự hoàn chỉnh và rong kinh ở trẻ dậy thì là một dạng rối loạn rất thường gặp Ở giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt chưa thực sự hoàn chỉnh

Rong kinh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ tuổi dậy thì đến tuổi tiền mãn kinh. Trong đó, tuổi dậy thì là thời điểm mới bắt đầu hành kinh. Lúc này chu kỳ kinh nguyệt chưa thực sự hoàn chỉnh và rong kinh ở trẻ dậy thì là một dạng rối loạn rất thường gặp.

Rong kinh ở trẻ dậy thì là một trường hợp khác hẳn với tình trạng rong kinh xảy ra ở những lứa tuổi khác. Vì vậy, hướng tiếp cận cũng có tính đặc thù, khác biệt.

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh ở trẻ dậy thì

Rong kinh ở trẻ dậy thì có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình gồm:

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến tình trạng rong kinh ở trẻ dậy thì. Ở độ tuổi này, cơ thể của các bé gái có sự biến đổi liên tục. Tử cung và buồng trừng chưa có sự hoàn thiện. Do đó dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Sự không ổn định này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, khiến cho các giai đoạn kinh nguyệt trở nên không đều, dẫn đến rong kinh kéo dài.

Căng thẳng, mệt mỏi

Cơ thể căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng rong kinh. Chu kỳ kinh nguyệt luôn phản ánh tình trạng cơ thể một cách rõ ràng nhất. Nếu như cơ thể nữ giới phải chịu căng thẳng, áp lực khiến cho cơ thể không đủ khỏe mạnh thì chu kỳ kinh nguyệt cũng xuất hiện những dấu hiện bất thường ngay.

Bệnh phụ khoa

Mặc dù trường hợp mắc bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì khá hiếm, nhưng không phải là không có. Nếu tình trạng rong kinh ở trẻ dậy thì diễn ra trong một thời gian dài, kèm theo đó là những hiện tượng đau đớn bất ổn thì khả năng mắc bệnh phụ khoa là rất cao. Rong kinh ở trẻ dậy thì xuất phát từ nguyên nhân này khá nguy hiểm, bạn cần được điều trị ngay lập tức.

Tìm hiểu thêm: Dạy bé 1 tuổi những gì để con thông minh, phát triển toàn diện?

Rong kinh ở trẻ dậy thì xuất phát từ bệnh phụ khoa khá nguy hiểm, bạn cần được điều trị ngay lập tức Rong kinh ở trẻ dậy thì xuất phát từ bệnh phụ khoa khá nguy hiểm

Rong kinh ở trẻ dậy thì có nguy hiểm không?

Rong kinh ở trẻ dậy thì mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nhưng về lâu dài, hiện tượng này có thể để lại những vấn đề nghiêm trọng cả về mặt sức khỏe và tâm lý.

Đối với những người bị rong kinh, lượng máu mất đi hàng tháng nhiều hơn hẳn so với bình thường. Điều này khiến cho cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng. Vì vậy nên người bị rong kinh thường mệt mỏi, đau đầu, nhất là những ngày hành kinh.

Rong kinh ở trẻ dậy thì được coi là một trong những biểu hiện điển hình nhất của rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Nếu không được phát hiện sớm, người bệnh có thể phải chịu hậu quả sau này, thậm chí là bị vô sinh, hiếm muộn.

Cách phòng tránh rong kinh tuổi dậy thì

Các bạn nữ tuổi dậy thì cũng như các bà mẹ có con gái trong giai đoạn này nên chủ động có các biện pháp tích cực để phòng tránh tình trạng rong kinh

>>>>>Xem thêm: Tẩy trang bằng nước muối sinh lý có thực sự hiệu quả?

Chủ động có các biện pháp tích cực để phòng tránh tình trạng rong kinh

Ở tuổi dậy thì, các bạn nữ cũng như các bà mẹ có con gái trong giai đoạn này nên chủ động có các biện pháp tích cực để bảo vệ bản thân khỏi tình trạng rong kinh. Một số biện pháp phòng tránh và khắc phục rong kinh ở trẻ dậy thì như:

  • Xây dựng chế độ ăn ít béo, đồng thời bổ sung nhiều vitamin và chất xơ. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Cố gắng giữ cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng, thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là khu vực vùng kín. Sử dụng các loại băng vệ sinh thấm hút tốt, thông thoáng cho mỗi kỳ kinh nguyệt.

Rong kinh ở trẻ dậy thì là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Nếu được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức và tích cực can thiệp, tình trạng này rất dễ dàng điều chỉnh. Điều này cũng giúp tạo nền tảng vững chắc cho con trưởng thành khỏe mạnh và tự tin.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *