Self-care là gì? Lợi ích của self-care

Self-care là gì? Self-care là một khái niệm khá phổ biến gần đây ở giới trẻ, họ thường có châm ngôn rằng: “Self-care not selfish”, nghĩa là chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ, hãy rót đầy cốc nước của mình trước khi quan tâm đến cốc của người khác.

Bạn đang đọc: Self-care là gì? Lợi ích của self-care

WHO – tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa về self-care như sau: “Là khả năng của một cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe ổn định, đương đầu với bệnh tật hoặc khuyết tật dù có hoặc không có sự hỗ trợ từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”. Vậy trên thực tế, self-care là gì? Tại sao chúng ta cần self-care?

Self-care là gì?

Self-care hay tự chăm sóc bản thân là bất cứ điều gì bạn làm để quan tâm và chăm sóc bản thân giúp tạo khả năng duy trì sức khỏe tốt về thể chất, tinh thần và cảm xúc, là điều quan trọng để duy trì mối quan hệ lành mạnh với chính mình (nuôi dưỡng tâm hồn).

Self-care là gì? Lợi ích của self-care 1

Self-care là gì? Là việc tự chăm sóc bản thân bao gồm sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần

Theo đó, tự chăm sóc bản thân bao gồm mọi thứ, mọi hoạt động có ý thức liên quan đến việc giữ sức khỏe thể chất, tinh thần, cảm xúc, gồm vệ sinh, dinh dưỡng, lối sống, môi trường, kinh tế xã hội và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết. Đó là tất cả các bước mà một cá nhân có thể thực hiện để quản lý các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cũng như hạnh phúc của chính mình. Làm như vậy sẽ nâng cao khả năng sống trọn vẹn, sôi nổi và hiệu quả. Việc thực hành self-care cũng nhắc nhở cả bạn và những người xung quanh bạn rằng nhu cầu của bạn là chính đáng và cần được ưu tiên (với chính bản thân bạn).

Vậy self-care là gì? Dễ hiểu hơn, nó bao gồm:

  • Kiến thức về sức khỏe: Năng lực của các cá nhân trong việc thu thập, xử lý và hiểu các thông tin và dịch vụ y tế cơ bản cần thiết để đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân.
  • Sức khỏe thể chất: Biết về chỉ số khối cơ thể (BMI), mức cholesterol, huyết áp, khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
  • Hoạt động thể chất: Thực hành hoạt động thể chất cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe hoặc tham gia thể thao với tần suất tùy mong muốn.
  • Ăn uống lành mạnh: Có một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng với lượng calo nạp vào phù hợp.
  • Tránh hoặc giảm thiểu rủi ro: Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, thực hiện tiêm chủng, thực hành tình dục an toàn, sử dụng kem chống nắng.
  • Vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đánh răng, kể cả việc rửa sạch thực phẩm trước khi dùng.
  • Sử dụng hợp lý và có trách nhiệm các sản phẩm, dịch vụ, chẩn đoán và thuốc: Nhận thức được mối nguy hiểm, sử dụng một cách có trách nhiệm khi cần thiết.

Self-care là gì? Lợi ích của self-care 2

Ăn uống lành mạnh cũng là một cách self-care

Lợi ích của của việc self-care

Lợi ích của self-care là sức khỏe thể chất và tinh thần, cảm xúc của bản thân tốt hơn và hạnh phúc hơn. Nghiên cứu cho thấy việc tự chăm sóc bản thân thúc đẩy các kết quả sức khỏe tích cực, chẳng hạn như bồi dưỡng khả năng phục hồi, sống lâu hơn và được trang bị tốt hơn để kiểm soát căng thẳng. Mặc dù self-care có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai, nhưng trên thực tế, nó không phải là thuốc, cũng không được xem là một phương pháp chữa bệnh. Dù vậy, đối với những người mắc bệnh nan y, việc thực hành tự chăm sóc bản thân có thể giúp họ nâng cao đời sống tinh thần (lạc quan hơn, yêu đời hơn), từ đó giúp bệnh nhân có thể kiểm soát (hoặc giảm nhẹ) các triệu chứng, có dũng khí chống chọi với bệnh tật.

Tạo thói quen self-care

Để hình thành thói quen thường xuyên thực hành việc tự chăm sóc bản thân, bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề khó khăn nhất trước tiên. Thực hiện một bài tập (của một bộ môn bất kỳ) mỗi tuần để nuôi dưỡng thói quen sinh hoạt. Hãy để ý đến bất kỳ thay đổi tích cực nào của bản thân và bổ sung thêm các phương pháp thực hành khác khi bạn cảm thấy sẵn sàng.

Khi hoàn cảnh thay đổi, nhu cầu self-care cũng sẽ thay đổi theo. Hãy đánh giá lại cuộc sống của bạn thường xuyên, đánh giá những lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn cần được quan tâm và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Cụ thể như:

  • Đánh giá về nhu cầu: Lập danh sách các phần khác nhau trong cuộc sống và các hoạt động chính mà bạn muốn hoặc đang tham gia mỗi ngày (công việc, trường học, các mối quan hệ và gia đình,…).
  • Xem xét các yếu tố gây stress: Hãy suy nghĩ về các khía cạnh gây căng thẳng trong một hoặc nhiều lĩnh vực bạn có tiếp xúc và xem xét một số biện pháp để giải quyết căng thẳng đó.
  • Chiến lược self-care: Nghĩ về một số hoạt động có ý thức bạn có thể thực hiện để giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong từng lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ như dành thời gian với bạn bè hoặc phát triển các ranh giới của bản thân cũng có thể là một cách để xây dựng các kết nối xã hội lành mạnh.
  • Thử thách cuộc sống: Khi bạn phát hiện ra rằng mình đang bỏ bê một khía cạnh nào đó trong cuộc sống, hãy lập kế hoạch để thay đổi và thử thách bản thân.
  • Làm từng việc một: Không nhất thiết phải giải quyết hết mọi việc cùng lúc. Xác định từng bước nhỏ một và xem xét bắt đầu thực hiện từ đâu giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn.
  • Sắp xếp thời gian để tập trung vào nhu cầu của chính mình: Khi bạn cảm thấy mình quá bận rộn và không còn dư thời gian để làm thêm một việc gì nữa, hãy ưu tiên dành thời gian cho bản thân. Khi bạn quan tâm đến mọi khía cạnh, mọi bề mặt của bản thân, bạn sẽ thấy rằng mình có thể làm việc hiệu quả và năng suất hơn.

Tìm hiểu thêm: Hay ù tai phải có sao không? Cách khắc phục như thế nào?

Self-care là gì? Lợi ích của self-care 3
Self-care giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, tích cực và lạc quan

Self-care như thế nào là hiệu quả?

Dưới đây là một số cách để bạn có thể quan tâm và yêu bản thân mình hiệu quả:

  • Tập thể dục thường xuyên: 30 phút đi bộ mỗi ngày giúp nâng cao tâm trạng và cải thiện sức khỏe.
  • Ăn uống lành mạnh, thường xuyên và giữ nước: Một chế độ ăn uống cân bằng và nhiều nước có thể cải thiện năng lượng và giúp bạn tập trung suốt ngày dài. Ngoài ra, hãy hạn chế đồ uống có chứa caffeine như nước ngọt hoặc cà phê.
  • Ngủ đủ giấc: Tuân thủ thời gian biểu và đảm bảo ngủ đủ giấc. Ánh sáng xanh từ các thiết bị và màn hình có thể khiến bạn khó ngủ hơn, vì vậy hãy giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ.
  • Hoạt động thư giãn: Xem các chương trình, ứng dụng giúp thư giãn hoặc chăm sóc sức khỏe, có thể kết hợp các bài tập thiền, giãn cơ và thở. Tạo thời gian biểu cho những hoạt động này và các hoạt động lành mạnh khác mà bạn yêu thích.
  • Đặt mục tiêu và ưu tiên cho nó: Phân chia công việc thành phần mục quan trọng và ít quan trọng hơn và thực hiện theo thứ tự đã sắp xếp. Học cách nói “không” với những công việc mới nếu bạn bắt đầu cảm thấy mình đang có quá nhiều việc và làm không xuể.
  • Lòng biết ơn: Nhắc nhở bản thân hàng ngày về những điều bạn biết ơn một cách cụ thể như viết nhật ký hoặc ghi âm.
  • Lạc quan và tích cực: Xác định và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và vô ích với bản thân.
  • Giữ các mối quan hệ: Hãy giữ liên lạc với gia đình hoặc bạn bè, những người bạn cho rằng có thể hỗ trợ tinh thần và giúp đỡ thiết thực cho bạn, đừng tự cô lập bản thân.

Self-care là gì? Lợi ích của self-care 4

>>>>>Xem thêm: Đau hông phải là bệnh gì? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Giữ liên kết với các mối quan hệ mà bạn tin tưởng và có thể dựa dẫm

Qua bài viết trên, mong rằng các thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ self-care là gì và tại sao cần phải self-care. Tóm lại, chăm sóc bản thân không đồng nghĩa với ích kỷ hoặc tự nuông chiều bản thân. Mà ngược lại, nó giúp nâng cao sức khỏe vật lý, đời sống và tinh thần cho bạn và thậm chí là những người xung quanh bạn.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân ám ảnh chuyên biệt
  • Bệnh về tâm lý là gì? Tìm hiểu các bệnh về tâm lý thường gặp

Các bài viết liên quan

  1. Existential crisis là gì? Làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?

  2. Vùng an toàn là gì? 5 cách giúp bạn bước ra vùng an toàn của mình

  3. Self awareness là gì? Tại sao self awareness lại quan trọng?

  4. Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải

  5. Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?

  6. Tâm lý lứa tuổi thiếu niên – Độ tuổi mà cha mẹ cần lưu tâm đến

  7. Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?

  8. Sexual abuse là gì? Tác hại của sexual abuse đối với sức khỏe

  9. Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày

  10. Lụy tình nghĩa là gì? Cách nhận biết người lụy tình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *