Sơ cứu đột quỵ tim và những thông tin cần biết

Đột quỵ tim là một trong những chứng bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao ở nước ta, do đó việc tìm hiểu thông tin về cách sơ cứu đột quỵ tim và những thông tin xoay quanh vấn đề này là vô cùng cần thiết.

Bạn đang đọc: Sơ cứu đột quỵ tim và những thông tin cần biết

Tim và hệ thống mạch máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dẫn truyền oxy và các dưỡng chất đi khắp các bộ phận trong cơ thể. Chính vì vậy, chỉ với những bất thường ở hệ thống này sẽ gây ra vô vàn hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe. Điển hình trong số đó cần kể đến đột quỵ tim – chứng bệnh gây tỷ lệ biến chứng nguy hiểm và tử vong cao. Vậy đột quỵ tim là gì? có dấu hiệu như thế nào và sơ cứu đột quỵ tim ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Đột quỵ tim là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về sơ cứu đột quỵ tim, bạn cần hiểu rõ đột quỵ tim là gì.

Theo đó, đột quỵ tim được hiểu là tình trạng người bệnh có các dấu hiệu của đột tử – chết đột ngột do không được bơm máu đầy đủ để nuôi dưỡng cơ tim. Điều này dẫn đến tình trạng hoại tử mô cơ tim và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Sơ cứu đột quỵ tim và những thông tin cần biết 1

Đột quỵ tim là như thế nào?

Đột quỵ tim thường gặp ở những người mắc các bệnh lý về tim mạch như: Bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, động mạch bất thường,… Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ tim, trong đó một số trường hợp có nguy cơ cao như: Người trung niên và người cao tuổi, người hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, những người thường bị rối loạn nhịn tim, từng mắc nhồi máu cơ tim… Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý nền như: Cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2,… cũng có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ tim.

Nhận biết người có dấu hiệu đột quỵ tim

Để việc sơ cứu đột quỵ tim đạt hiệu quả cao, trước hết bạn cần xác định được người đột quỵ tim sẽ có biểu hiện như thế nào.

Các chuyên gia cho biết, thông thường các dấu hiệu của đột quỵ tim thường diễn ra vô cùng nhanh chóng vì vậy cần được phát hiện sớm để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Một số dấu hiệu của người bị đột quỵ tim đó là:

  • Đột ngột mất sức, tê cứng nửa mặt, khó điều khiển cơ mặt.
  • Méo miệng, khó khăn trong việc giao tiếp và biểu cảm.
  • Khó khăn khi cử động tay chân, không có dấu hiệu điều kiển các chi.
  • Mất khả năng nói chuyện, nói không rõ chữ.
  • Hoa mắt chóng mặt, mắt giật liên tục.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về nghiệm pháp Romberg

Sơ cứu đột quỵ tim và những thông tin cần biết 2
Người bị đột quỵ méo miệng, khó khăn trong việc giao tiếp và biểu cảm

  • Khó khăn trong việc điều chỉnh nhịp thở có thể kèm theo co giật.
  • Thị lực giảm, không có khả năng giữ thăng bằng.
  • Ngực đau nhói, đau tức, cảm giác khó chịu ngày càng dữ dội nếu không được cấp cứu đúng cách.
  • Đau đầu dữ dội, khó thở.

Đối với sơ cứu đột quỵ tim thì thời điểm sơ cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến mức độ hồi phục bình thường thậm chí là tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy người bệnh đang có các dấu hiệu đột quỵ, bạn cần nhanh chóng sơ cứu cho người bệnh. Hãy đảm bảo rằng quá trình sơ cứu đúng cách và được thực hiện nhanh chóng, vì lúc này tính mạng của người bệnh đang được tính bằng giây.

Vậy cách sơ cứu đột quỵ tim như thế nào?

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tim đúng cách

Ngay khi nhận thấy 1 người đang có dấu hiệu đột quỵ, bạn cần ngay lập tức gọi đến số 115 để được hỗ trợ bởi nhân viên y tế. Trong quá trình chờ xe cứu thương tới, bạn cần thực hiện:

  • Nới rộng quần áo của người bệnh, để người bệnh trong môi trường thoáng mát, dễ thở.
  • Cho người bệnh nằm nghiêng để tránh tình trạng đột quỵ gây ho sặc, ngăn cản việc ho hấp. Với những người bệnh đã ngừng tim cần thực hiện ép tim lồng ngực ngay lập tức.
  • Nếu người bệnh còn tỉnh, hãy hỏi họ một số câu hỏi hoặc yêu cầu họ lặp lại một số câu nói đơn giản để kiểm tra tình trạng đồng thời trấn an họ.
  • Tuyệt đối không di chuyển nạn nhân, không lắc mạnh có thể khiến họ bị tổn thương não, cho dù tỉnh lại thì khả năng cao sẽ phải sống thực vật suốt quãng thời gian còn lại.
  • Sử dụng quần áo hoặc bất kỳ vật mềm nào kê vào cổ và gáy nạn nhận giúp đường thở của họ được thông thoáng.
  • Tuyệt đối không cho nạn nhân ăn uống bất kỳ đồ gì, không sơ cứu đột quỵ bằng kim, bằng châm cứu hay bất kỳ loại thuốc bôi/thoa nào.
  • Ghi nhớ các triệu chứng mà nạn nhân gặp phải để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Với những người bị đột quỵ ở một mình thì cách sơ cứu tim đúng chuẩn nhất chính là ngay lập tức nhấc máy gọi cho bác sĩ và người thân đến càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự lái xe di chuyển đến viện bởi bạn có thể mất lý trí bất kỳ lúc nào.

Sơ cứu đột quỵ tim và những thông tin cần biết 3

>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết 5 bài tập giữ dáng cho phụ nữ trên 50 tuổi hay chưa?


Gọi cấp cứu ngay khi phát hiện người đột quỵ

Lưu ý:

Như đã đề cập ở trên, thời gian sơ cứu và cách sơ cứu đột quỵ tim đúng cách là vô cùng quan trọng. Trong vòng 1 giờ đầu bị đột quỵ tim nếu nạn nhân không được phát hiện và sơ cứu thì tỷ lệ tử vong lên tới 75%. Nếu tình trạng này kéo dài 2 – 3 giờ thì tỉ lệ hồi phục hoàn toàn là rất thấp. Do đó, hãy nắm vững từng bước sơ cứu tim được đề cập ở trên nhé.

Cách sơ cứu đột quỵ tim như thế nào, bạn đã biết rồi chứ? Hãy thực hiện ngay các cách phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất bạn nhé!

Lại Thảo

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *